Mặc dù các hoạt động thương mại ở Yên Bái đã được nới lỏng đã từ 11.9, tuy nhiên, không khí mua sắm các loại bánh và đồ chơi Trung thu vẫn khá ảm đạm, thưa thớt khách.
Dạo quanh các tuyến đường trung tâm, chợ truyền thống hay các siêu thị ở Yên Bái, trái ngược với không khí sôi động vào thời điểm này mọi năm, các quầy hàng rơi cảnh vắng vẻ, mẫu mã kém đa dạng, khiến cho lượng khác giảm đáng kể.
Bà Hoàng Kim Liên, chủ cửa hàng Tâm Liên (thành phố Yên Bái) chia sẻ: “Do ảnh hưởng dịch COVID-19 các hộ kinh doanh không chủ động hàng hóa được như mọi năm, nhập hàng một cách cầm chừng không mạnh tay mua hàng dự trữ. Các mặt hàng bánh kẹo, đồ chơi Trung thu năm nay bán khá chậm. Bánh Trung thu và đồ chơi bán được nhiều nhất vào hai ngày 12, 13. Nhìn chung, các gia đình chỉ mua từ 1 đến 2 cặp bánh để có không khí tết cho trẻ con”.
Những năm trước, bánh Trung thu được bán từ đầu tháng 7 Âm lịch, nhưng năm nay, các nhà phân phối, các hộ kinh doanh bánh Trung thu phải đợi đến Rằm tháng 7 mới dựng quầy bán bánh, trễ hơn nửa tháng. Nguyên do là năm nay dịch kéo dài, không thể bán sớm hơn.
Anh Minh Thắng, chủ cửa hàng tạp hóa xã Thịnh Hưng (Yên Bình, Yên Bái) chia sẻ: “Năm nay cửa hàng nhập bánh Trung thu khá dè dặt, chủ động giảm bớt số lượng bánh thấp hơn từ 20 đến 40% so với những năm trước. Dù đã cận ngày, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng bánh, kẹo, phụ kiện trang trí vẫn khá thấp”
Cùng với bánh trung thu, thị trường đồ chơi cũng thưa thớt khách. Mẫu mã kém đa dạng hơn. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh không đầu tư cho việc trang trí nên không rực rỡ sắc màu như trước mà tổ chức các hoạt động của Tết Trung thu đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với tình hình của đại phương và thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch COVID-19.
Vì vậy, các phụ kiện trang trí, đầu lân cỡ lớn ít được khách hàng hỏi đến. Mặt hàng được bày bán chủ yếu là đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn kéo quân, trống bỏi...
“Giá cả các mặt hàng bánh trung thu, đồ chơi năm nay có nhỉnh hơn mọi năm một chút, bởi không có hàng để nhập, các đầu mối nhập hàng không có do một số nơi đang thực hiện Chỉ thị 16, chống dịch COVID-19, vận chuyển hàng hóa lại càng khó khăn”, bà Kim Liên chia sẻ thêm
Với bánh Trung thu Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị các dòng sản phẩm bánh dẻo, bánh nướng truyền thống có giá dao động từ 50.000 đồng- 75.000 đồng/ bánh, tùy loại. Mức giá bánh của các dòng bánh handmade trung bình từ 30.000 - 80.000 đồng/chiếc, các dòng bánh cao cấp dao động từ 100.000 - 250.000 đồng/ chiếc.
Chị Vi Thị Hoa, trú tại xã Thịnh Hưng (Yên Bình, Yên Bái) cho biết: “Do dịch bệnh ở xã, cơ quan không tổ chức Trung thu cho các cháu, cũng không được tụ tập đông người nên gia đình chỉ mua 1 vài cái bánh Trung thu gọi là tượng trưng và giá cả năm nay có nhích hơn song vẫn khá bình ổn”.
Bên cạnh, đó để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như đẩy mạnh mặt hàng Tết Trung thu các cửa hàng, đại lý lựa chọn phương án bán hàng online, đưa hàng trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng; hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong việc mua hàng và tiếp cận với sản phẩm.
Theo ông Trần Hùng Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái, thị trường bánh, đồ chơi Trung thu buôn bán kém hơn so với mọi năm, nhưng vẫn chuẩn bị đủ mặt hàng phục vụ tiêu thụ.
Lực lượng QLTT các địa phương luôn kiểm soát chặt chẽ địa bàn, tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ hàng giả, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng trên thị trường dịp Tết Trung thu, đồng thời nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp 5K nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.
Xem thêm: odl.686559-ma-e-nav-uht-gnurt-iohc-od-hnab-gnourt-iht-hnax-gnuv-hnit-o/gnourt-iht/nv.gnodoal