vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp quốc tế nhận định tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam

2021-09-21 07:00

Giai đoạn bắt đầu hồi phục kinh tế sau đại dịch này, Việt Nam càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn là điều dễ hiểu vì Việt Nam vốn dĩ là một thị trường tiềm năng, được các nhà đầu tư nước ngoài gửi gắm nhiều kì vọng, Thời điểm này, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên các doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đã có những nhận xét tích cực về triển vọng phục hồi kinh tế của chúng ta.

Ngày 30/8, Nhật báo Kinh tế Hàn Quốc, tờ báo kinh tế lớn thứ hai của nước này, trích dẫn các nguồn tin cho biết Samsung sẽ mở rộng nhà máy tại tỉnh Bắc Ninh vào cuối năm nay và đưa các dây chuyền mới vào hoạt động ngay trong năm 2021 hoặc chậm nhất là đầu năm 2022, nhằm gia tăng năng lực sản xuất thêm gần 50%. Dự kiến, Samsung sẽ tăng sản lượng các mẫu điện thoại màn hình gập được khách hàng ưa chuộng là Galaxy Z Fold và Z Flip lên 25 triệu chiếc mỗi năm.

Doanh nghiệp quốc tế nhận định tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam - Ảnh 1.

Trong khi Samsung chưa chính thức xác nhận thông tin này, các nhà quản lý của hãng và đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc đều đồng loạt thể hiện sự lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho biết: "Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 vừa qua, Samsung đã tăng trưởng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, nếu nhà máy sản xuất điện gia dụng của Samsung tại Hồ Chí Minh sớm hoạt động bình thường trở lại, dự kiến, chúng tôi sẽ đạt vượt mức mục tiêu xuất khẩu của năm nay".

Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nhận định: "Mặc dù năm nay chỉ còn hơn 3 tháng nữa nhưng chúng ta có thể tận dụng cơ hội khá hiệu quả vì hiện nay lao động, bối cảnh của Việt Nam rất thuận lợi để phát triển hoạt động sản xuất, có rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đang muốn đầu tư vào Việt Nam".

Nỗ lực chống dịch COVID-19 của Việt Nam được dư luận quốc tế quan tâm vì Việt Nam đang là một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới trong nhiều mặt hàng nông nghiệp, linh kiện điện tử, điện thoại di động. Tình trạng giãn cách kéo dài phục vụ cho việc chống dịch COVID-19 tuy có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên điều này là bất khả kháng và đặt trong bối cảnh nhiều quốc gia tại châu Á cũng đang vật lộn với đại dịch, ít có khả năng xuất hiện làn sóng các doanh nghiệp rời bỏ Việt Nam.

Doanh nghiệp quốc tế nhận định tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Thomas Bo Pedersen, Tổng giám đốc Mascot Việt Nam và Lào nói: Tôi chắc chắn rằng các doanh nghiệp FDI sẽ không rời Việt Nam vì nếu rời Việt Nam thì họ sẽ đi đâu? Nếu họ chọn phương án thoái lui, chỉ có một điều chắc chắn sẽ xảy ra: Họ sẽ mất hàng triệu USD tài sản đã đầu tư tại chỗ, ví dụ như nhà xưởng, máy móc, tiền đầu tư đào tạo nhân viên. Nếu họ sang Indonesia, tình hình dịch ở Indonesia cũng khó lường hay Malaysia cũng vậy".

Vấn đề về đứt gãy chuỗi cung ứng cũng cần được nhìn nhận thấu đáo. Gốc rễ của vấn đề không phải nằm ở Việt Nam. Đây là một vấn đề của khu vực và của toàn cầu. Bởi vậy, nếu bạn đang có vấn đề về chuỗi cung ứng ở Việt Nam, thì khi bạn rời Việt Nam, bạn sẽ lại gặp vấn đề đó ở một quốc gia khác. Nó sẽ "đi du lịch" cùng bạn. Một số công ty quyết định tạm thời ngừng sản xuất vì chi phí sản xuất trong dịch có thể vượt mức chịu đựng của công ty đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ rời thị trường Việt Nam!

Chính phủ đã có nhiều động thái nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, trong đó có việc thí điểm mở cửa trở lại các tour du lịch tại các vùng xanh an toàn như Cần Giờ, Củ Chi, cho phép doanh nghiệp chủ động triển khai các phương án tổ chức sản xuất kinh doanh linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp. Vào đêm 18/9 vừa qua, sân bay Cam Ranh cũng đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ đợt dịch cuối tháng 4 năm nay. Chuyến bay từ Incheon, Hàn Quốc, mang theo 37 hành khách là các chuyên gia đến làm việc tại nhà máy Hyundai Vinashin, tỉnh Khánh Hòa.

Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Việt Nam đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, đến trưa ngày 17/9 đã tiêm tổng cộng 33 triệu liều vaccine, trung bình cứ mỗi ngày lại tiêm thêm được 1 triệu liều. Tốc độ tiêm chủng cao đã mở ra cơ hội sớm đạt được trạng thái bình thường mới, nối lại du lịch nội địa và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế sớm khôi phục hoạt động sản xuất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.27702653202901202-man-teiv-et-hnik-gnov-neirt-ev-cuc-hcit-hnid-nahn-et-couq-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp quốc tế nhận định tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools