vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyển tội danh bị can xưng "Ban chỉ đạo quận 7" có phù hợp?

2021-10-01 06:17

Thế nào là người thi hành công vụ?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 7 vừa quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị Hồ Hữu Nhân (41 tuổi, quê Tiền Giang) về tội chống người thi hành công vụ theo điều 330 Bộ Luật hình sự.

Trước đó, bị can Hồ Hữu Nhân bị khởi tố về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Điều 339 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, sau khoảng một tháng điều tra, cơ quan điều tra đã ra quyết định thay đổi tội danh như trên.

Bị can Nhân gây náo loạn tại siêu thị.

Trước động thái trên, đã có rất nhiều ý kiến trái, phân tích về tội danh chống người thi hành công vụ, luật sư Lê Thị Bích Chi (Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng để xác định bị can Nhân có phạm tội chống người thi hành công vụ hay không thì bắt buộc phải chứng minh, làm rõ "nhân viên bảo vệ có phải người thi hành công vụ không?".

Theo luật sư Chi, hiện nay, khái niệm thế nào là người thi hành công vụ đã được quy định rõ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP. Theo đó, một người chỉ được xem là người thi hành công vụ nếu thỏa mãn được đồng thời hai tiêu chí, một là bản thân họ phải là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân; Hai là họ phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Việc giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ở đây cần phải được thực hiện bằng văn bản, quyết định có giá trị pháp lý.

Trong vụ án này, nhân viên bảo vệ siêu thị là người làm việc theo hợp đồng lao động với các đơn vị kinh tế tư nhân là công ty bảo vệ hoặc siêu thị, không phải là cán bộ, công chức, viên chức hay lực lượng vũ trang nhân dân. Mặt khác, họ cũng không được Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ, quyền hạn nào trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Bảo vệ có phải người thi hành công vụ?

Theo luật sư Chi, mặc dù, vào thời điểm ông Nhân thực hiện hành vi trên, TPHCM đang triển khai triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Theo đó, người dân không được tùy tiện ra ngoài, đến siêu thị mua hàng hóa, việc mua bán hàng hóa tại siêu thị phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về hình thức, đối tượng.

Tuy nhiên, các văn bản này là những quy định điều chỉnh đối với việc giãn cách xã hội cũng như hình thức hoạt động kinh doanh của các siêu thị, không phải là văn bản giao nhiệm vụ cho lực lượng bảo vệ siêu thị hoặc bất kỳ một chủ thể nào khác được quyền thay mặt chính quyền thực hiện các công việc liên quan đến công tác phòng chống dịch.

Chuyển tội danh bị can xưng Ban chỉ đạo quận 7 có phù hợp? - 1

Bị can Hồ Hữu Nhân tại cơ quan điều tra.

Việc nhân viên bảo vệ siêu thị thực hiện nhiệm vụ, không cho người dân tùy tiện ra vào là đang làm công việc được quy định tại hợp đồng lao động và thỏa thuận giữa họ và đơn vị sử dụng lao động, không phải thực hiện công việc do Nhà nước trao quyền.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền muốn giao nhiệm vụ cho một chủ thể nào thực hiện công vụ thì cần thiết phải có văn bản có giá trị pháp lý, giao cho đúng đối tượng. Trong trường hợp này hoàn toàn không tồn tại văn bản này.

Cũng theo bà Chi, trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, hành vi của ông Nhân là sai phạm, gây bức xúc cho xã hội và đáng lên án. Việc kịp thời xử lý nghiêm hành vi này là cần thiết nhưng việc xử lý như thế nào cho đúng pháp luật, phù hợp với tính chất, mức độ hành vi của ông Nhân cũng cần thiết không kém. Bởi, thông qua sự việc lần này sẽ thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, tránh tạo tiền lệ xấu.

Nói về tội danh giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của Hồ Hữu Nhân, nữ luật sư cho rằng, hành vi của ông Nhân không thỏa mãn để xử lý ở tội danh này. Bởi lẽ, tội này quy định người nào thực hiện hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn...

Từ những phân tích trên, luật sư Chi cho rằng hành vi của ông Nhân nên được xem xét, xử lý bằng biện pháp hành chính.

Như Dân trí đã đưa tin, chiều 29/8, ông Nhân cầm trên tay một tấm thẻ, tự xưng là "Ban chỉ đạo quận 7" liên tục quát tháo nhân viên bán hàng, bảo vệ siêu thị Aeon Citimart Garden Plaza ở phường Tân Phong, quận 7.

Ông Nhân liên tục đòi kiểm tra giấy tờ của nhân viên bảo vệ và dọa gọi cho Công an quận 7 xuống giải quyết, nếu không được vào siêu thị mua hàng.

Bất chấp quy định phòng chống dịch Covid-19, người đàn ông này còn tháo khẩu trang đang đeo, thách thức nhân viên siêu thị chụp hình.

Vào cuộc điều tra, cơ quan công an xác định Hồ Hữu Nhân không phải công chức, viên chức hay cán bộ thuộc ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận 7.

Xuân Duy

Xem thêm: mth.43282435103901202-poh-uhp-oc-7-nauq-oad-ihc-nab-gnux-nac-ib-hnad-iot-neyuhc/cod-nab/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags: vay

“Chuyển tội danh bị can xưng "Ban chỉ đạo quận 7" có phù hợp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools