vĐồng tin tức tài chính 365

Apax Holding của shark Thủy "vượt bão" Covid-19, thoát lỗ nửa đầu năm

2021-10-02 11:48

Hệ sinh thái giáo dục

Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (MCK: IBC) được thành lập vào tháng 3/2012 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. 

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (SN 1982) là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup - hệ sinh thái giáo dục với chuỗi 12 công ty con chuyên phát triển các lĩnh vực công nghệ - giáo dục. 

Hồ sơ doanh nghiệp - Apax Holding của shark Thủy 'vượt bão' Covid-19, thoát lỗ nửa đầu năm

Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT Apax Holdings.

Apax Holdings thuộc công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực đào tạo tiếng Anh trẻ em, tiếng Anh online, mầm non song ngữ và giáo dục liên cấp từ cấp 1-2-3 hệ song ngữ và quốc tế cho các đối tượng học sinh từ 1-18 tuổi.

Giữ vai trò đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, Apax Holdings sở hữu vốn chi phối tại các công ty Apax English, IGarten, English Now Global, Firbank Australia. 

Với Apax English, ông Thủy định hình đây là hệ thống trung tâm tiếng Anh cao cấp dành cho trẻ em tại khu vực Tp.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, nhận thấy sự khó khăn và chật chội của thị trường, shark Thủy đã quyết định mở rộng ra 64 tỉnh thành cả nước. Tính đến năm 2020, Apax English đã có 125 trung tâm trên khắp cả nước.

Với IGarten, đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non với chuỗi trường mầm non STEAMe Garten với 16 trường mầm non tại Hà Nội, HCM, Nam Định và Quảng Ninh.

Còn Englishnow Global hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ giáo dục, cụ thể là đào tạo tiếng anh với chuỗi Englishnow dành cho học sinh tại các tỉnh thành Việt Nam. Ra đời cuối năm 2019, Englishnow đưa vào vận hành 3 trung tâm tại Hà Nội và dự kiến mở thêm 19 trung tâm tại miền Trung và Nam Bộ. 

CTCP trường liên cấp Firbank Australia đang trong quá trình hoàn thiện để khởi công và xây dựng, dự kiến sẽ bắt đầu khởi công vào năm học 2022-2023.

Cổ phiếu IBC của công ty Apax Holdings đã được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE từ ngày 15/12/2017. Cũng vào cuối năm này, ông Thủy được đông đảo công chúng biết đến với vai trò là nhà đầu tư của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ. Từ đó, cái tên shark Thủy cũng ra đời và gắn liền với ông.

Apax Holdings kinh doanh ra sao?

Xét về hoạt động kinh doanh của Apax Holdings, các chuỗi trung tâm giáo dục ngày càng mở rộng, doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng đi kèm với chi phí tăng với tốc độ cao hơn khiến lợi nhuận của công ty suy giảm.

Cụ thể, năm 2018, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận đạt 1.045 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 86 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2019, do chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao nên lợi nhuận sau thuế giảm 19% chỉ đạt xấp xỉ 70 tỷ đồng dù doanh thu tăng 60% so với năm trước đạt 1.672 tỷ đồng.

Bước sang năm 2020, Apax Holding gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, quý I và quý II, nhiều cơ sở đào tạo (trung tâm Anh ngữ, trường mầm non) phải đóng cửa do chịu tác động của làn sóng thứ nhất dịch bệnh Covid-19, dẫn đến tình hình kinh doanh kém khả quan và lợi nhuận sụt giảm mạnh. Bắt đầu từ quý III, tình hình kinh doanh của Apax Holdings đã khởi sắc.

Hết năm 2020, doanh thu của Apax Holdings đạt hơn 1.951 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2019 và lợi nhuận sau thuế tăng 7% so với năm trước, đạt 75 tỷ đồng. 

Nửa đầu năm 2021, hàng loạt trung tâm giảng dạy của Apax Holdings bị gián đoạn, áp lực trả chi phí mặt bằng, nhân viên đè nặng. Tuy nhiên, do vận hành ổn định các sản phẩm đào tạo online, doanh thu đạt 989 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020.

Thế nhưng, khoản lợi nhuận gộp 269 tỷ đồng vẫn không thể bù đắp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (269 tỷ đồng) cùng chi phí tài chính (67 tỷ đồng). 

Nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính gấp 4,2 lần so với cùng kỳ lên 96 tỷ đã giúp doanh nghiệp của ông shark Thuỷ thoát lỗ và vẫn có lãi sau thuế 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 168 tỷ đồng.

Khoản doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến so với cùng kỳ phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng quyền ưu tiên mua cổ phần phát hành mới. Cụ thể, Hội đồng quản trị Apax Holdings đã thông qua chuyển nhượng quyền ưu tiên mua 24 triệu cổ phần trong tổng 30,2 triệu cổ phần phát hành mới tại CTCP Anh ngữ Apax với giá chuyển nhượng tối thiểu là 8.000 đồng/cp.

Về tình hình tài chính, tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của Apax Holdings gần 3.806 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Doanh nghiệp ghi nhận một khoảng đầu tư 390 tỷ đồng vào công ty liên doanh liên kết, tăng mạnh so với đầu năm.

Tổng nợ đi vay của công ty shark Thủy là 1.557 tỷ đồng, tăng 44% so với đầu năm, đa số là nợ vay dài hạn, phát hành trái phiếu. Trong đó riêng 6 tháng đầu năm doanh nghiệp này đã phát hành 424 tỷ đồng trái phiếu.

Dư nợ tăng lên cũng góp phần khiến chi phí lãi vay của IBC trong nửa đầu năm tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 48 tỷ đồng.

Dù nặng gánh nợ vay, IBC lại dành một lượng lớn nguồn lực để cho vay ngắn hạn nhiều tổ chức và cá nhân liên quan trong hệ sinh thái Egroup, với tổng dư nợ tính đến ngày 30/6/2021 đạt 180 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với đầu năm.

Cụ thể, IBC đã ký hợp đồng cho CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup vay 45 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. Tính đến 30/6, số dư khoản vay này đạt mức 43,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, IBC còn có một loạt các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm với các cá nhân Hoàng Hồng Trung, Trương Thị Kim Oanh và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ HN.

Năm 2021, IBC đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành lần lượt 34% và 9% về doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Xem thêm: lmth.772925a-man-uad-aun-ol-taoht-91-divoc-oab-touv-yuht-krahs-auc-gnidloh-xapa/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Apax Holding của shark Thủy "vượt bão" Covid-19, thoát lỗ nửa đầu năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools