Cụ thể, thông tin từ Bộ Tài chính, với tinh thần chống dịch như chống giặc, từ đầu năm đến nay, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ước tính 9 tháng qua, ngân sách Nhà nước đã chi 29.100 tỉ đồng cho phòng chống dịch, trong đó hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch là 9.400 tỉ đồng.
Về cơ cấu chi theo cấp ngân sách, ngân sách trung ương đã chi 16.350 tỉ đồng để mua vắc xin, chi cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ các địa phương. Còn các địa phương đã chi từ ngân sách địa phương là 12.740 tỉ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch này.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất Quỹ vắc xin phòng COVID-19 là 5.200 tỉ đồng để mua vắc xin.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch và 80.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm và một số địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Để có thêm nguồn cho công tác phòng chống dịch, Chính phủ đã trình và vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt bổ sung 14.620 tỉ đồng vào dự phòng ngân sách trung ương từ nguồn tiết kiệm chi của năm nay.
Về số dư Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19, tính đến 17h ngày 1-10, tổng số tiền được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ là 8.779,3 tỉ đồng, bao gồm cả 47,7 tỉ đồng là lãi tiền gửi ngân hàng. Quỹ đã chi 6.929,2 tỉ đồng để mua vắc xin. Hiện nay số dư của quỹ còn hơn 1.841 tỉ đồng.
TTO - Sau khi thảo luận, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thống nhất cho phép chuyển 14,62 ngàn tỉ đồng vào dự phòng ngân sách trung ương để sử dụng cho phòng, chống dịch bệnh.
Xem thêm: mth.76481537120011202-91-divoc-hcid-gnohc-gnohp-ohc-gnod-it-000-92-noh-ihc-ad-hcas-nagn/nv.ertiout