Lê Thanh Phụng tại cơ quan điều tra - Ảnh: HỒNG NHUNG
Ngày 2-10, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa bắt tạm giữ Lê Thanh Phụng (18 tuổi, trú thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) để làm rõ hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được đơn trình báo của bà Đ.T.T.H. (trú TP Huế) về việc bà bị mất 537 triệu đồng.
Bà cho biết mình hay đứng ra nhận quyên góp tiền làm từ thiện rồi chuyển cho những hoàn cảnh khó khăn. Vào ngày 8-3, bà nhận được tin nhắn từ số điện thoại 03971577xxx với nội dung cộng 23 triệu đồng vào tài khoản để ủng hộ từ thiện. Dưới dòng tin nhắn còn có một đường link web.
Chủ số điện thoại trên sau đó gọi điện cho bà H. và nói bà bấm vào đường link trong tin nhắn rồi làm theo hướng dẫn (nhập thông tin thẻ, mật khẩu ngân hàng) để hoàn tất việc nhận tiền. Lý do người này đưa ra là do ‘chuyển tiền từ nước ngoài về nên thủ tục phức tạp’.
Tin lời, bà H. làm theo, ngay sau đó 537 triệu đồng trong tài khoản của bà 'bốc hơi'.
Nhận được tin báo, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào cuộc điều tra. Sau nhiều tháng lần tìm dấu vết, công an xác định Lê Thanh Phụng là người thực hiện hành vi lừa đảo. Tuy nhiên thời điểm này Phụng đang trốn tại tỉnh Gia Lai, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào Gia Lai để bắt Phụng.
Tại cơ quan điều tra, Phụng khai nhận đã đến một quán net ở thị xã Quảng Trị, lập tài khoản Facebook ảo tên "Tommy Le" rồi tham gia vào các hội nhóm của đạo Công giáo và kết bạn với các linh mục, sơ và các thành viên trong nhóm.
Nhắm thấy ai trong nhóm đang kêu gọi từ thiện, Phụng liền nhắn tin, gọi điện cho nạn nhân ngỏ ý muốn chuyển tiền làm từ thiện. Khi nạn nhân tin tưởng, y gửi link đề nghị họ đăng nhập, cung cấp các thông tin theo yêu cầu để xác nhận nhận tiền.
Lúc này tất cả thông tin liên quan tài khoản ngân hàng của nạn nhân đều được gửi về email do Phụng quản lý. Sau đó Phụng đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân để thực hiện lệnh chuyển tiền.
Bằng thủ đoạn trên, Phụng đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 8 tỉ đồng của nhiều nạn nhân trên khắp cả nước.
TTO - Bằng chiêu trò giả danh người cần thuê F0 (người đã mắc COVID-19) khỏi bệnh làm việc, một số người thiết lập 'chợ F0' sôi động trên mạng nhằm làm trung gian lấy tiền hoa hồng.
Xem thêm: mth.41263901220011202-gnod-it-8-nag-taod-meihc-neiht-ut-neit-neyuhc-aul/nv.ertiout