Nhà bếp là một nơi tuyệt vời để nấu ba bữa ăn ngon mỗi ngày cho gia đình. Nhiều người nghĩ rằng nấu ăn là một việc rất đơn giản. Tuy nhiên, một số thói quen nhỏ và vô tình khi nấu ăn, sẽ không chỉ làm giảm đáng kể dinh dưỡng của thực phẩm mà thậm chí giải phóng các chất gây ung thư ... làm tăng nguy cơ ung thư.
Bếp là nơi tuyệt vời để nấu những món ăn ngon, chăm sóc sức khỏe mỗi ngày cho mọi người trong gia đình. Nhiều người cho rằng, việc nấu ăn hàng ngày rất đơn giản. Nhưng ngoài việc nấu ngon, nấu sạch, bạn còn cần lưu ý đến việc nấu đúng, để đảm bảo dinh dưỡng và tránh các nguy cơ gây bệnh từ chính thức ăn. Những thói quen nhỏ và vô tình khi nấu ăn có thể khiến dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể, thậm chí giải phóng các chất độc, gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư.
1. Thói quen không đánh rửa chảo, nồi mà dùng để nấu tiếp nhiều món
Nhiều người ngại rửa nồi, niêu nhiều lần, tiết kiệm thời gian nên sử dụng 1 chiếc nồi, chảo để nấu vài món ăn liên tiếp. Nhưng thói quen tưởng như tiết kiệm này lại đem đến những nguy hại vô cùng cho sức khỏe.
Xoong nồi sau khi nấu chứa một dư lượng thực phẩm, chất béo còn sót lại của món ăn trước đó. Nếu tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao, dễ bị cháy khét, tạo ra những chất độc như benzopyrene – một chất gây ung thư.
Không những thế, việc không rửa xoong nồi sau mỗi lần nấu món ăn có thể ảnh hưởng hương vị của món ăn tiếp theo.
2. Không sử dụng máy hút mùi hoặc tắt hút mùi ngay sau khi nấu
Với mục đích tiết kiệm điện, nhiều người thường tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn xong. Nhưng các chuyên gia sức khỏe đánh giá đây là một thói quen sai lầm.
Dầu ăn, thức ăn trong quá trình nấu nướng sẽ tạo ra khói dầu chứa nhiều chất độc hại. Chúng là một yếu tố quan trọng có thể gây ung thư phổi. Công dụng của máy hút mùi chính là để hút các chất độc hại này, hạn chế ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, dù máy hút mùi hoạt động hết công suất cũng không thể hút hết các khói nấu ăn ngay lập tức. Nghĩa là, sau khi nấu ăn xong, vẫn còn rất nhiều khói độc hại trong bếp. Nếu bạn ngay lập tức tắt máy hút mùi thì các khói độc vẫn tồn tại trong không khí và hấp thụ vào cơ thể con người, tăng nguy cơ gây ra các loại bệnh.
3. Thói quen sử dụng dầu chiên/rán nhiều lần
Các món chiến rán thường là khoái khẩu của nhiều người. Khi chiên/rán đồ ăn, cần sử dụng lượng dầu, mỡ rất lớn và số còn dư lại rất. Hầu hết mọi người sẽ không muốn đổ lượng dầu lớn vừa dùng 1 lần mà thường tiết kiệm để sử dụng tiếp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là một cách nấu ăn sai lầm. Bởi dầu ăn đã qua sử dụng đã bị biến chất, tiềm ẩn nhiều chất độc hại, chất gây ung thư như acrylamide. Nếu lượng dầu mỡ này tiếp tục được đun nấu ở nhiệt độ cao, chúng sẽ tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene và một số aldehyd, hợp chất dị vòng...
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng dầu ăn 1 lần và kiểm soát nhiệt độ dầu khi nấu.
4. Thói quen chiên, nấu thức ăn trong dầu sôi ở nhiệt độ cao
Nhiều người thường chờ đợi dầu, mỡ sôi bốc khói rồi mới bỏ thực phẩm vào chiên nấu vì nghĩ rằng nó khiến hương vị món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, dầu mỡ được đun ở nhiều độ cao sẽ sản xinh ra nhiều chất độc hại được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê là loại chất gây ung thư hàng đầu như benzopyrene.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dầu ở nhiệt độ cao chiên món ăn sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng trong món ăn. Nấu theo cách này, thực phẩm có thể có mùi rất thơm, nhưng dinh dưỡng và sức khỏe của mọi người bị ảnh hưởng.
5. Thói quen nếm nhiều gia vị vào thức ăn
Thói quen ăn mặn sẽ dẫn đến rất nhiều các loại bệnh tim mạch, thận… Bên cạnh đó, nhiều khảo sát y khoa đã cho thấy mối tương quan giữa lượng muối nạp vào cơ thể và nguy cơ ung thư dạ dày. Nói cách khác, càng ăn mặn, bạn càng dễ bị ung thư dạ dày bởi áp suất thẩm thấu cao của muối ăn khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn tới hàng loạt các thay đổi, có thể dẫn tới bệnh lý.
Theo Sohu, Health
Phương Thu
Nhịp sống Việt