vĐồng tin tức tài chính 365

Thi thố vượt qua đại dịch

2021-10-04 11:47

Có nhiều đề xuất nên mở rộng gói hỗ trợ để đủ sức vực doanh nghiệp đi qua khó khăn do COVID-19. 

Đúng là hỗ trợ phải đủ, phải "tiền tươi thóc thật", không để thiếu thốn nhưng cũng cần lựa cơm gắp mắm vừa với "túi tiền" ngân sách quốc gia. Bởi cứu trợ ồ ạt, Nhà nước chi nhiều hơn khả năng, sẽ để lại hệ lụy như lạm phát cao, nếu xảy ra sau này ai cũng bị ảnh hưởng. 

Vì vậy, nên có cơ chế để doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ.

Chuyện doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ là chưa có tiền lệ. Lâu nay cơ chế hỗ trợ thường đưa ra tiêu chí doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19 rồi áp vào. Nào là được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được hoãn - giãn nộp thuế, được giảm tiền thuê đất... 

Nhưng những tháng qua, xã hội đã chứng kiến rất nhiều cá nhân dù trong diện được hỗ trợ vẫn nhường suất quà an sinh của mình cho người khó khăn hơn. Có lẽ những người có nghĩa cử bình dị đó tự hào rằng trong khó khăn, họ vẫn làm được điều có ích cho xã hội. 

Với doanh nghiệp, được hưởng nhưng lại từ chối nhận hỗ trợ cũng là làm việc có ích, một "thương hiệu", thậm chí trở thành "triết lý kinh doanh" cho doanh nhân và họ sẽ bồi dưỡng cho nhân viên của mình rằng nếu được hãy làm điều gì đó tốt cho cộng đồng, dù nhỏ, cả khi khó khăn. 

Chắc chắn, nhiều doanh nghiệp Việt sẽ tham gia hưởng ứng nếu được đăng ký nhận hỗ trợ.

Thực tế, khó khăn và sức chống chọi của từng doanh nghiệp trong đại dịch có khác nhau. Chỉ có một chính sách hỗ trợ chung "ngành kinh doanh gặp khó do COVID-19" đã tạo sức ép lên gói hỗ trợ. 

Cơ chế đăng ký nhận hỗ trợ sẽ giúp giảm bớt áp lực này. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thi thố để chọn hay từ chối nhận hỗ trợ, qua đó sẽ phát huy nội lực của doanh nghiệp Việt. 

Ví dụ với giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, có doanh nghiệp xoay trở được, họ không nhận hỗ trợ giảm thuế, đổi lại họ được gì? Đó là sự công nhận của xã hội rằng doanh nghiệp X, công ty Y đã không nhận hỗ trợ, dành cho doanh nghiệp khác. 

Từ đó sẽ hình thành một "danh hiệu" - tạm gọi như thế, đó là "kiên cường, đứng vững trong đại dịch", "chia sẻ cùng Chính phủ" và đặc biệt là "nhường lại suất hỗ trợ cho doanh nghiệp khó hơn". Đấy là tài sản vô giá của doanh nghiệp.

Hoặc với giãn thuế, nên có nhiều thời hạn giãn khác nhau: 3, 6, 9 và 12 tháng. Tùy vào tính toán dòng tiền, kế hoạch kinh doanh hậu COVID-19, doanh nghiệp sẽ đăng ký. Khi đó, Bộ Tài chính có kế hoạch thu ngân sách theo đăng ký của doanh nghiệp. 

Còn làm như vừa qua, mọi doanh nghiệp được hoãn vài tháng, khi đến hạn, tất cả cùng xoay tiền để nộp, dòng tiền bỗng dưng khan hiếm, khó khăn hơn là nộp rải ra.

Sẽ có câu hỏi, doanh nhân cứ việc từ chối nhận, đâu cần phải đăng ký lựa chọn hỗ trợ? Có thể như vậy. Nhưng khi được đăng ký lựa chọn, sẽ tạo ra môi trường thi thố, doanh nghiệp, doanh nhân sẽ cố gắng nhiều hơn, "rướn lên một ít" để nếu được sẽ nhường lại cho doanh nghiệp khác. 

Doanh nghiệp được thi thố sẽ tạo ra những sức bật tốt hơn, "lò xo nén" bung ra mạnh hơn để vực dậy nền kinh tế. 

Không nên cào bằng trong hỗ trợ doanh nghiệp, bởi nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước có hạn, nên tập trung cho những doanh nghiệp "cực khó", như đã từng ưu tiên vắc xin cho điểm nóng dịch bệnh, kinh nghiệm đáng quý cần được nhân lên.

Sắp ban hành gói miễn giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người dânSắp ban hành gói miễn giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

TTO - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết nghị quyết về gói miễn giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người dân sẽ được ban hành sớm.

Xem thêm: mth.33843349040011202-hcid-iad-auq-touv-oht-iht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thi thố vượt qua đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools