Giá điện ở Bắc Âu vào tháng 9 đã tăng gấp 5 lần so với 1 năm trước. Tình trạng này đang ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ các nhà máy và thợ mỏ với nhu cầu sử dụng điện lớn, cho đến những sinh viên đang gặp khó khăn để thanh toán tiền điện. Có thể thấy, lạm phát đang tăng cao.
Khu vực Bắc Âu đang chịu ảnh hưởng lớn từ tình trạng thiếu khi đốt tự nhiên và than trên toàn cầu, khi trữ lượng nước đang cạn kiệt đã khiến nguồn điện quan trọng nhất của khu vực bị siết chặt. Thụy Điển chủ yếu phụ thuộc vào một nhà máy 52 năm tuổi, đốt dầu để sản xuất điện và một công ty địa phương đang nỗ lực thuyết phục các khu công nghiệp tiết kiệm năng lượng.
Mats Persson - trưởng bộ phận giao dịch tại Fortum Oyj, cho biết: "Nước ở các hồ chứa thủy điện tại Bắc Âu và lưu trữ khí đốt của châu Âu cùng ở mức thấp đang tạo ra ‘cơn bão hoàn hảo’, khi giá than và carbon đang tăng cao."
Hình ảnh Hồ chứa Botsvatn ở nam Na Uy cạn nước vào cuối tháng 9.
Mực nước ở các hồ thủy điện tại Na Uy đang ở mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ. Trong khi đó, dù những trận mưa đã diễn ra trong vài ngày qua, tình hình ở phía tây nam Na Uy đã tồi tệ đến mức nhà điều hành mạng lưới điện Statnett SF phải cảnh báo về khả năng cắt giảm lượng sử dụng điện. Khu vực này của Na Uy có hồ chứa lớn nhất cả nước và liên kế với Đức và Đan Mạch, cũng như một tuyến cáp mới đến Anh.
Tỷ lệ nước được lắp đầy trong tuần tính đến ngày 20/9 là 52,3%, thấp nhất kể từ năm 2006. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về sự thay đổi lớn khi các nước tại các hồ chưa bắt đầu sụt giảm vào mùa thu.
Anders Gaudestad - phó chủ tịch điều hành bộ phận quản lý điện tại Agder Energi, cho biết: "Thông thường, ở thời điểm này trong năm, các hồ chưa đều có lượng nước lớn. Nhưng trong cả tháng 8 và tháng 9, nhiệt độ tăng kỷ lục và lượng mưa cũng rất ít."
Theo Sigbjorn Seland - trưởng nhóm phân tích tại công ty tư vấn StormGeo Nena AS., lượng nước ở Na Uy hiện không đủ để xuất khẩu cho cả lục địa và Anh. Anh và Ireland được dự báo là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thiếu khi đốt và thiếu điện trên toàn cầu.
Andre Gustavsson - nhà phân tích về lĩnh vực dịch vụ tiện ích tại Skelleftea Kraft AB, cho hay: "Ý tưởng về việc chúng tôi trở thành ‘viên pin xanh’ cho châu Âu vào mùa đông này không còn đúng." Theo ông, trường hợp xấu nhất sẽ là mức giá tăng vọt, tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế khi các công ty bắt đầu hạn chế sản lượng.
Hãng dịch vụ tiện ích của Thụy Điển - Oresundskraft AB, dự kiến yêu cầu một số khách hàng công nghiệp linh hoạt trong việc sử dụng năng lượng. Điều này có thể giúp giảm sự căng thẳng về năng lượng ở miền nam - nơi nhà máy điện dầu của Uniper thường xuyên "chạy" hết công suất vào tháng 9.
Biến động giá sẽ tiếp tục diễn ra khi các nhà máy hạt nhân, than và khí đột ngừng hoạt động, theo Mats Gustavsson - phó chủ tịch bộ phận năng lượng của công ty khai thác mỏ Boliden AB. Ông nói: "Điều nguy hiểm là mức giá luôn leo thang. Do đó, nếu không muốn bị ảnh hưởng, bạn phải trả mức giá cao hơn nhiều."
Đối với hàng triệu ngôi nhà và doanh nghiệp phụ thuộc vào việc sử dụng điện cho hầu hết nhu cầu sưởi ấm, thì họ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng. Theo chủ tịch hội sinh viên Gesine Fischer, những sinh viên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thậm chí còn phải đi vay để chi trả hóa đơn điện nước cao ngất ngưởng.
Vegard Vardla - sinh viên 23 tuổi đang sống ở Lillehammer, dự kiến hóa đơn tiền điện nước hàng tháng sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 1.400 kroner (160 USD), khi khoản vay của anh và bạn cùng phòng sẽ đến hạn trong vài tuần tới. Vardla chia sẻ: "Tôi có thể phải dùng đến tiền tiết kiệm để trả tiền điện."
Tham khảo Bloomberg