vĐồng tin tức tài chính 365

WHO: Dung túng thuốc lá lậu sẽ làm giảm chính sách kiểm soát thuốc lá

2021-10-06 12:37

Theo Statista, mức tăng trưởng doanh thu trung bình dự đoán gần 1% trong giai đoạn 2021 - 2025. Cũng theo cơ quan thống kê này, doanh thu của thuốc lá điếu tại Việt Nam chiếm đến 90% và những sản phẩm thuốc lá khác chiếm 10%.

Sự tăng trưởng mức tiêu thụ thuốc lá trong những năm qua cho thấy cần xem xét lại các giải pháp đang được áp dụng hiện nay trong việc kiểm soát thuốc lá điếu. Bên cạnh đó, do thiếu chính sách quản lý cho các sản phẩm thuốc lá nên đã tạo cơ hội cho các tội phạm buôn lậu thuốc lá. Đây cũng chính là một trong các yếu tố mà các cơ quan ban ngành cần phải cân nhắc khi thực thi chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia. 

Thị trường không chỉ có thuốc lá điếu

Việt Nam hiện nằm trong top 15 quốc gia tiêu thụ thuốc lá hàng đầu thế giới với khoảng 22,5% người trưởng thành hút thuốc, tương ứng với 15,6 triệu người. Hiện thị trường Việt Nam tiêu thụ đa dạng các sản phẩm thuốc lá bên cạnh thuốc lá điếu như thuốc lào, thuốc rê, xì gà… Bên cạnh việc thuộc nhóm đứng đầu các nước có mức tiêu thụ thuốc lá cao, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ buôn lậu thuốc lá cao trong khu vực.

WHO: Dung túng thuốc lá lậu sẽ làm giảm chính sách kiểm soát thuốc lá - ảnh 1Các sản phẩm thuốc lá mới cũng cần được quản lý theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành

Trong 4 năm trở lại đây, thị trường thuốc lá Việt Nam đã và đang chứng kiến sự tham gia của những sản phẩm thuốc lá mới sử dụng thiết bị điện tử, như: thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng) thông qua con đường xách tay, nhập lậu. Hiện những sản phẩm này chưa được phép thương mại chính thức và đồng thời chưa có hướng dẫn quản lý cụ thể. Vì vậy, sự tràn lan của nhóm sản phẩm này đã tạo ra mối quan tâm, lo ngại của xã hội và đặt câu hỏi vì sao đến nay các sản phẩm này vẫn chưa chịu sự kiểm soát của luật.

Tại Hội nghị các bên lần thứ 7 (COP7) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì, Việt Nam tham gia với vai trò là nước thành viên. Cơ quan này nhận định việc cho phép những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hiện diện trên thị trường mà không có sự kiểm soát chặt chẽ theo quy định của nước sở tại, sẽ làm giảm nỗ lực kiểm soát thuốc lá của quốc gia đó. Điều này cũng đồng thời làm giảm nỗ lực chính sách chống bình thường hóa hành vi sử dụng thuốc lá mà Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) và các nước đã tạo lập nên.   

Cũng theo WHO, nếu việc ngăn chặn hoàn toàn các sản phẩm này là không khả dĩ, các quốc gia cần hành động sớm bằng cách kiểm soát các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới theo hướng dẫn của WHO, hoặc áp dụng dựa trên luật kiểm soát của nước sở tại. Bên cạnh hướng dẫn kiểm soát thuốc lá điếu, WHO đã đưa ra những tiêu chí, hướng dẫn cụ thể để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.

WHO hướng dẫn việc quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng?

Sau nhiều kỳ họp Hội nghị Các bên (COP), trong kỳ họp Công ước Khung FCTC lần thứ 8, thuốc lá làm nóng đã được chính thức xác định là sản phẩm thuốc lá. Đồng thời, WHO kêu gọi các nước kiểm soát thuốc lá làm nóng theo luật kiểm soát thuốc lá của nước sở tại.

Tại Nhật, thuốc lá làm nóng nằm trong Đạo luật Kinh doanh thuốc lá, cho phép việc thương mại hóa sản phẩm này. Tuy nhiên, dù thuốc lá làm nóng đã được đề cập trong Đạo luật Kinh doanh thuốc lá Nhật Bản nhưng khung pháp lý quy định danh mục sản phẩm này ít nghiêm ngặt hơn so với thuốc lá điếu bao gồm cả về việc áp thuế, cảnh báo sức khỏe và hạn chế sử dụng.

Còn tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chính thức phân loại thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá không đốt cháy (Non-Combusted Cigarettes) để phân biệt với thuốc lá điếu đốt cháy (Combusted Cigarettes), đồng thời cũng quản lý sản phẩm theo luật Liên bang. Tuy nhiên, thuốc lá làm nóng (chỉ sản phẩm đã được FDA kiểm nghiệm và cho phép) mới được phép kinh doanh cùng với thông tin là sản phẩm giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu.  

Trước đó, tại Hội nghị COP7 đã có hướng dẫn đưa ra phạm vi quản lý đối với thuốc lá điện tử có nicotin (ENDS) và không có nicotin (ENNDS). Theo đó, một số điểm nổi bật trong việc quản lý chính là không cho phép sản phẩm tiếp cận đến những đối tượng chưa thành niên, bao gồm: hạn chế mùi hương, quảng cáo, cũng như đưa ra các biện pháp chống buôn lậu, quy định an toàn cháy nổ, ngăn ngừa các công bố liên quan đến sức khỏe chưa được kiểm chứng… Liên quan đến vấn đề thuế lên sản phẩm này, văn bản của COP7 cũng nêu rõ các sản phẩm thuốc lá điếu nên bị đánh thuế ở mức cao hơn ENDS/ENNDS để ngăn chặn việc bắt đầu hút thuốc và giảm việc tái hút thuốc.

Gần đây nhất, New Zealand và Philippines quyết định đưa thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử trở thành một phần của chính sách y tế công như những nỗ lực nhằm quản lý hiệu quả thuốc lá thế hệ mới bằng luật pháp, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Tại Việt Nam, việc quản lý các sản phẩm thuốc lá hiện đang trong giai đoạn chờ chỉ đạo từ Chính phủ sau hơn 4 năm nghiên cứu và đánh giá toàn diện của các bộ ban ngành liên quan. Các nghiên cứu này bao gồm những biện pháp siết chặt sự tiếp cận của giới trẻ, đánh giá tính lợi ích trong việc ngăn chặn và phòng chống buôn lậu khi sản phẩm đưa vào quản lý, các lợi ích kinh tế quốc gia cũng như lợi ích cho người đang hút thuốc. Đồng thời, khi chúng ta quản lý được các sản phẩm này, chứng tỏ Việt Nam có đủ năng lực, không thua kém các nước trên thế giới trong việc kiểm soát và đưa mọi sản phẩm thuốc lá vào quản lý bằng các bộ luật. Điều này sẽ đáp ứng sự kêu gọi của WHO trong việc chống bình thường hóa việc hút thuốc tại các quốc gia. 

Xem thêm: lmth.3699101-al-couht-taos-meik-hcas-hnihc-maig-mal-es-ual-al-couht-gnut-gnud-ohw/ioh-ax/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“WHO: Dung túng thuốc lá lậu sẽ làm giảm chính sách kiểm soát thuốc lá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools