vĐồng tin tức tài chính 365

Không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới

2021-10-07 13:48

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII sau hơn ba ngày làm việc khẩn trương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 7-10.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả chủ yếu Hội nghị đã đạt được về nội dung kinh tế-xã hội năm 2021-2022, xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới - ảnh 1
Theo Tổng Bí thư, dự báo kinh tế cả năm chỉ đạt khoảng 3%, thấp xa so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 6%. Ảnh: VGP

Đề cập đến nội dung về kinh tế-xã hội (KTXH) năm 2021-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến những ảnh hưởng nặng nề, nhiều mặt của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm.

Theo Tổng Bí thư, do hậu quả nặng nề bởi đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này mà kinh tế quý III tăng trưởng âm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020. Từ đó tăng trưởng kinh tế chín tháng năm 2021 chỉ đạt 1,42%, là mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay. Dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 3%, thấp xa so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 6%.

Tổng Bí thư cho biết KTXH đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể còn tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Dự báo, không hoàn thành được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2021.

Ngoài nguyên nhân khách quan do tác động của dịch bệnh là chủ yếu, cũng có nguyên nhân chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh. Có lúc, có nơi còn lơ là, chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, thiếu thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất.

Ngoài ra còn có nhiều hạn chế, bất cập trong dự báo, phân tích tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện có bài bản các phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển KTXH.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ trong những tháng cuối năm 2021, cần phải khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp hơn với thực tế tình hình hiện nay và có tính khả thi cao để tiếp tục tập trung ưu tiên phòng, chống dịch bệnh và khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của dịch bệnh.

“Tuyệt đối bình tĩnh, tỉnh táo, không được lơ là, chủ quan, nóng vội, phấn đấu kiểm soát về cơ bản được dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc trong thời gian sớm nhất có thể để khôi phục, phát triển KTXH” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới - ảnh 2
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: VGP

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự báo trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta còn diễn biến phức tạp, khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn.

Thế giới khó có thể kiểm soát dịch bệnh một cách tuyệt đối. Do đó, cần phải có chính sách, biện pháp phù hợp để phòng, chống, “thích ứng an toàn, linh hoạt”, hoặc “sống chung” với dịch bệnh.

Tổng Bí thư nhấn mạnh từ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế đúc rút được thời gian qua, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh để xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp đưa vào Kế hoạch phát triển KTXH, tài chính-ngân sách Nhà nước, đầu tư công năm 2022 sao cho sát hợp, khả thi nhất có thể.

Trên cơ sở Kế hoạch KTXH năm 2022 và chủ trương, định hướng phòng, chống dịch trong tình hình mới cần sớm cơ cấu lại một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệp đang bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19. Chẳng hạn như thương mại, dịch vụ, hàng không, du lịch... để thích ứng với trạng thái bình thường mới, tạo nền tảng cho giai đoạn phục hồi các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp này từ năm 2022 trở đi.

Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần có giải pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, cũng như tránh sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế lớn (cả nhà nước và tư nhân), có thể dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế. Không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới, cũng như quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn, trọng điểm quốc gia. Sớm nghiên cứu, xây dựng kịch bản tăng trưởng mới cho thời kỳ “hậu COVID-19”, các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Với tinh thần đó, Tổng Bí thư cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đồng tình về cơ bản với mục tiêu tổng quát và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2022 do Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề xuất, trong đó có việc lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII.

Đồng thời yêu cầu tiếp tục rà soát, tính toán kỹ lưỡng, chuẩn xác hoá lại các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu vừa tiếp tục phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển KTXH trong năm 2022 và các năm tiếp theo…

Xem thêm: lmth.6320201-ioig-eht-et-hnik-cuhp-ioh-gnouh-ux-gnort-pihn-ol-ib-et-hnik-nen-ed-gnohk/irt-hnihc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools