Lượng than dự trữ của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, trong khi nhu cầu về điện lại tăng đột biến.
Theo dữ liệu mới nhất, các nhà máy nhiệt điện than, vốn đóng góp tới 70% sản lượng điện tại Ấn Độ, hiện chỉ có lượng nhiên liệu dự trữ trung bình đủ cho khoảng 4 ngày. Hơn một nửa số nhà máy đã bị đặt trong tình trạng cảnh báo mất điện.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện năng cho hoạt động tiêu dùng và sản xuất tại Ấn Độ lại đang đạt mức đỉnh trong bối cảnh nền kinh tế dần hồi phục.
Các nhà phân tích tại Công ty tài chính Nomura cho rằng, nếu Ấn Độ không thể sớm khắc phục tình trạng khan hiếm than, các công ty ngành điện sẽ đối mặt với viễn cảnh phải nhập khẩu than với chi phí đáng kể, gây tổn hại cho sự phục hồi kinh tế. Bởi đà gia tăng sản xuất hậu đại dịch và nỗ lực giảm khai thác than chống biến đổi khí hậu của nhiều nước đã khiến giá nhiên liệu toàn cầu gần đây leo thang chóng mặt.
Lượng than dự trữ của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. (Ảnh minh họa - Ảnh: CNN)
Nhu cầu điện tăng mạnh ở Ấn Độ trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực khôi phục sản xuất sau khi chịu những tác động nặng nề của COVID-19.
Tthực tế, việc sử dụng điều hòa không khí thường giảm dần vào những tháng cuối năm sẽ giảm bớt áp lực lên lưới điện, tuy nhiên Ấn Độ sẽ tổ chức lễ hội Diwali vào tháng 11, một trong những lễ hội lớn nhất của nước này. Điều đó có thể dẫn đến một đợt tiêu thụ tăng đột biến.
Giới chức Ấn Độ cảnh báo, quốc gia này có thể phải đối phó với tình trạng thắt chặt nguồn cung trong vòng 6 tháng tới.
New Delhi hiện đã kêu gọi các công ty than gia tăng sản lượng để đảm bảo nguồn cung năng lượng.
Những ngày qua, không chỉ Ấn Độ, mà Trung Quốc và một số nước châu Âu cũng đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ở mức rất thấp, trong khi Trung Quốc xảy ra tình trạng cắt điện diện rộng ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều nhà máy.
VTV.vn - Việc hàng loạt nhà máy Trung Quốc phải hạn chế hoặc thậm chí là tạm ngừng hoạt động vì thiếu điện đang đe dọa đến chuỗi cung ứng toàn cầu vốn bị tổn thương từ đại dịch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.39673917170011202-neid-ueiht-oc-yugn-tam-iod-od-na/et-hnik/nv.vtv