Một trong những điều rõ ràng nhất từ “cộng đồng phú dụ” là sự tái tập trung các ưu tiên của doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường nội địa. Tập đoàn Alibaba cam kết dành 15,5 tỷ USD giúp hỗ trợ các sáng kiến “cộng đồng phú dụ” tại Trung Quốc. Alibaba tuyên bố đây là thụ hưởng cho tiến bộ kinh tế nước nhà và “nếu xã hội cùng nền kinh tế tiến triển tốt thì Alibaba cũng vậy”. Tencent cũng nhảy vào cuộc với cam kết 7,75 tỷ USD.
Nếu “cộng đồng phú dụ” đồng nghĩa với việc tăng cường tập trung vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc thì điều đó cũng có nghĩa là sự hữu ích cho các doanh nghiệp toàn cầu đáp ứng nhu cầu của những khách hàng này.
Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc-ông Joerg Wuttke nói: “Chúng ta có thể thấy rằng tập trung vào việc làm dành cho thanh niên là điều tốt. Nếu họ cảm thấy mình thuộc sự dịch chuyển xã hội của quốc gia này thì đó là điều tốt cho chúng ta bởi vì khi tầng lớp trung lưu phát triển, sẽ có nhiều cơ hội hơn”.
Nhưng ông Wuttke cảnh báo rằng các doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực hàng hóa cao cấp có thể sẽ gặp khó khăn. Ông phân tích: “Người dân Trung Quốc đóng góp tới 50% tiêu thụ hàng hóa cao cấp toàn cầu và nếu người giàu Trung Quốc quyết định bớt mua sắm đồng hồ Thụy Sĩ, cà vạt Italy cùng xe hơi hạng sang của châu Âu thì ngành công nghiệp này sẽ chịu tác động”.
Ông Wuttke cũng cho rằng mặc dù nền kinh tế Trung Quốc cần có cải tổ để tăng mức lương trung bình của người dân nhưng “cộng đồng phú dụ” có thể không phải là cách làm hiệu quả.
Ông Steven Lynch tại Hiệp hội các phòng thương mại Anh ở Trung Quốc cũng nhận định rằng “cộng đồng phú dụ” không thể đảm bảo tầng lớp trung lưu sẽ tăng trưởng tương tự như trong 40 năm qua. Ông chia sẻ: “Cách đây 30 năm, các gia đình Trung Quốc mỗi tháng sẽ ăn một bát há cảo. Cách đây 20 năm, họ có thể ăn một bát há cảo mỗi tuần. 10 năm trước, là mỗi ngày một bát hả cảo và đến nay là họ có thể mua cả một chiếc xe ô tô”.
Theo ông Lynch, “cộng đồng phú dụ” chưa có kết quả rõ ràng ngoài việc phân loại trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp như Alibaba và Tencent đã thực hiện.
BBC đánh giá Trung Quốc luôn là môi trường khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng “cộng đồng phú dụ” đồng nghĩa với việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn trở nên khó khăn hơn.
Xem thêm: nhc.6711053180011202-uac-naot-ned-gnouh-hna-eht-oc-couq-gnurt-auc-ud-uhp-gnod-gnoc/nv.fefac