Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/10 giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng kỷ lục lên mức 78,93 USD/thùng (bắn chữ); giá dầu Brent Biển Bắc cũng đạt mức cao nhất 82,56 USD/thùng (bắn chữ). Xu hướng giảm giá dầu tai các phiên giao dịch tiếp theo trong ngày mùng 6 và 7. Tuy nhiên giá dầu thế giới đã tăng trở lại, khi thị trường cho rằng Mỹ sẽ không bán dầu từ các kho dự trữ khẩn cấp hay cấm xuất khẩu để xoa dịu nguồn cung bị thắt chặt.
Cuộc khủng hoảng nguồn cung tại châu Âu ngày càng trầm trọng đã khiến giá khí đốt đạt mức kỷ lục mới 1.300 USD/1.000 m3 vào ngày 5/10. Riêng trong năm nay, giá khí đốt tại thị trường này đã tăng 500%. Ngoài nguyên nhân giá dầu thế giới tăng, thì nhu cầu tại châu Âu tăng mạnh khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, hơn nữa lại phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu, chủ yếu đến từ Nga, Algeria và Libya.
Thị trường dầu đang trên đà tăng ổn định do nguồn cung thắt chặt trên toàn thế giới, khi nhu cầu phục hồi nhanh hơn dự đoán từ đại dịch COVID-19 tại những thị trường nhập khẩu dầu lớn như Trung Quốc.
Chuyên gia Warren Patterson của ngân hàng ING (Hà Lan) nhận định thị trường dầu đang thắt chặt hơn trong ngắn hạn, cho thấy giá dầu sẽ vẫn được hỗ trợ tốt cho đến cuối năm nay.
Còn ở trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước đã liên tục tăng trong mấy tháng trở lại đây. Tại kỳ điều hành giá xăng dầu gần nhất ngày 25/9, mỗi lít xăng RON 95 tiến sát ngưỡng 22.000 đồng, còn xăng E5 RON 92 cũng tăng lên gần mức 21.000 đồng/lít.
Mỗi lít xăng xăng E5 RON 92 đã lên gần mức 21.000 đồng/lít.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, xăng dầu là thành phẩm nên phụ thuộc vào biến động của giá dầu thô. Tại Việt Nam có một cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu liên bộ: Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, quản lý điều hành giá xăng dầu.
“Chúng ta có một Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để góp phần làm giảm bớt biến động quá lớn những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trước sự biến động của giá dầu thô hiện nay, chúng ta phải có những phương án để điều chỉnh làm sao giúp cho biến động giá xăng dầu phù hợp hơn với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam”.
Theo ông Ánh, giá xăng dầu là một trong những yếu tố rất quan trọng cho đầu vào tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng tác động đến giá sinh hoạt của tất cả các hộ gia đình, người dân. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau làn sóng COVID-19 thì việc giữ cho các yếu tố đầu vào ổn định giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân rất quan trọng.
“Nếu giá xăng dầu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, cũng như đời sống dân”, ông Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.
Giá xăng dầu là một trong những yếu tố rất quan trọng cho đầu vào tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
Cùng với tác động của đại dịch COVID-19, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng mạnh thời gian qua, có loại đã "vượt qua mức đỉnh" 7 năm và 3 năm, có thời điểm giá dầu Brent lên mức gần 83 USD/thùng, tạo áp lực rất lớn đến giá xăng dầu trong nước ở kỳ điều hành trong 2 ngày tới.
“Ngoài việc sử dụng một cách hiệu quả, linh hoạt Quỹ Bình ổn giá, Bộ Công Thương đã có báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số biện pháp. Trong đó có kiến nghị đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét cân nhắc để giảm các loại thuế, phí. Tại đây nhấn mạnh là giảm thuế bảo vệ môi trường”, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết.
Để hiểu rõ sự biến động của thị trường giá xăng dầu thế giới, cũng như Việt Nam ở thời điểm hiện tại; những ảnh hưởng của thị trường này để sự phục hồi của kinh tế Việt Nam; các biện pháp điều hành giá xăng dầu từ nay đến cuối năm... quý vị khán giả có thể dõi chương trình Vấn đề hôm nay ngày 8/10.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.33993545090011202-uad-gnax-aig-gnouc-mihg/et-hnik/nv.vtv