"Open Talks" được YBA, IBP, SSC và S-World đồng tổ chức - Ảnh: chụp màn hình
Sự kiện trực tuyến Open Talks #2 với chủ đề "Đâu là trận cuối?" vừa diễn ra với hơn 700 người tham gia, phần lớn là các doanh nhân.
"Giờ này doanh nghiệp đã phải đặt ECMO"
Làn sóng dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 khiến nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, hàng không.
Trả lời câu hỏi của ông Lê Trí Thông, phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM - YBA, về sức khỏe doanh nghiệp du lịch trong thời điểm này, ông Nguyễn Quốc Kỳ - chủ tịch Vietravel Holdings - chia sẻ:
"Chỉ số SpO2 nằm ở mức tiệm cận sự sống và cái chết, nói cách khác là có khả năng chết. Hiện nay gần như tất cả doanh nghiệp lớn nhỏ đều đóng cửa, chưa tới 10% còn phục vụ khách hồi hương, đi cách ly. Giờ này doanh nghiệp phải đặt ECMO rồi".
Ông Kỳ cho biết, dịch COVID-19 khiến dòng tiền của doanh nghiệp bị dừng đột ngột. Trước đây mỗi ngày Vietravel đạt doanh thu bán hàng từ 1-1,5 triệu USD, tuy nhiên khi dịch đến lại quay về số 0.
Nếu hãng hàng không khác bị lỗ lũy kế hàng chục ngàn tỉ, thì Vietravel Airlines chỉ có 3 chiếc máy bay nhưng mỗi ngày "đổ xuống sông 1 chiếc Camry".
Hoạt động giữa đại dịch, TS Nguyễn Thanh Mỹ - chủ tịch Rynan Technologies - cho biết, điều gây khó là doanh nghiệp phải căng mình với loạt chính sách "úm ba la tắt - mở" liên tục.
Dù được mở cửa, nhưng ông Nguyễn Anh Đức - tổng giám đốc Saigon Co.op - chia sẻ ngành bán lẻ như siêu thị vẫn có sự hụt hơi.
"Hàng thực phẩm tươi sống - thiết yếu hút khách, nhưng siêu thị bán giá bình ổn, không lợi nhuận, càng bán càng lỗ". Nguyên nhân đến từ gián đoạn chuỗi cung ứng, chi phí tăng, có lúc 1/4 siêu thị phải đóng...
Là doanh nhân thì không bỏ cuộc
Từ ngày 1-10 nhiều doanh nghiệp được mở cửa trở lại, "kiên trì", "thích ứng nhanh" là thông điệp được nhiều doanh nhân chia sẻ. Trong ảnh: khách hàng đang mua sắm tại siêu thị Co.opmart (TP.HCM) - Ảnh: BÔNG MAI
Chuẩn bị tâm thế bước vào "bình thường mới", chuyển từ "zero COVID" sang "sống chung với COVID", các doanh nhân khẳng định phải luôn "kiên trì" giải quyết các vấn đề, ưu tiên an toàn/lợi ích của khách hàng.
"Trên máy bay, nếu sắp xếp ghế này ngồi, ghế kia bỏ, theo yêu cầu chống dịch, thì không hãng hàng không nào chịu nổi, càng bay càng lỗ, nhưng không bay thì sao gọi là hãng hàng không. Nó là sứ mệnh, hàng không là huyết mạch của nền kinh tế. Đã là hàng không là bắt buộc bay, như chim vẫn hót dù sợ thợ săn bắt. Quay lại nhưng phải thông minh, vừa sức", chủ tịch Vietravel Holdings nói và cho biết dự đoán đến tháng 6-2024 ngành hàng không mới trở lại như giai đoạn 2018-2019, với điều kiện mở cửa biên giới.
Sau giai đoạn giãn cách, ngay ngày 1-10 Vietravel đã khởi động lại tour đầu tiên, đưa đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19 trải nghiệm các điểm du lịch ở Cần Giờ (TP.HCM).
TS Mỹ cho biết, nhờ đa dạng hóa từ sớm, nên khi nhóm phân bón bị đứng lại thì các mảng sản xuất máy in phun, màng bọc thực phẩm cho thịt mát phục vụ ngành thương mại điện tử... lại được hưởng lợi.
Thời gian tới, ngoài cải thiện khó khăn trong nhập linh kiện, TS Mỹ cũng nghĩ đến việc luôn có bộ phận "3 tại chỗ" để đẩy nhanh dự án.
"Chặng sắp tới, đối với những doanh nghiệp đã chạy rồi, giờ cần xoa bóp và tăng lực thêm. Có những việc ấp ủ 5-7 năm không làm được, 3 tháng rồi lại làm được, không nên lãng phí", ông Đức của Saigon Co.op nói và cho biết doanh nghiệp cần liên kết để thắng trận.
Thời gian qua chưa có bất kỳ ai trong 18.000 nhân sự của Saigon Co.op bị sa thải do dịch. Doanh nghiệp cũng điều phối quỹ lương thưởng phù hợp với "thời dịch", lực lượng trực tiếp "xung trận" sẽ được nhận nhiều lương hơn nhóm làm tại nhà. Ngay cả làm việc tại nhà cũng đặt KPI để mọi người nỗ lực.
Từ ngày 1-10 TP.HCM cho nhiều ngành nghề được mở cửa trở lại, thời khắc được xem là lịch sử, trả lời câu hỏi của bà Trương Lý Hoàng Phi - phó chủ tịch YBA, chủ tịch HĐQT - CEO IBP - "Trận này có phải là trận cuối?", TS Mỹ khẳng định: "Là doanh nhân, "đánh trận" hằng ngày, tới khi nào về hưu sống vui cùng con cháu mới ngừng, không có trận cuối, không bỏ cuộc".
"Mỗi thời điểm đều có những khó khăn, nhưng phải biết cách vượt qua…" - chủ tịch BIN Corporation Group Lê Hùng Anh chia sẻ như vậy trước tác động của dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh.
Là một tập đoàn đa ngành nghề với 10 nhãn hàng đặt trụ sở tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, trong đó One IBC - BIN Group đã cân nhắc chọn chiến lược phát triển phù hợp trong bối cảnh mới, tập trung vào những ngành nghề chủ lực, không đầu tư quá dàn trải vào nhiều mảng dịch vụ…
Cụ thể, tập đoàn đã chủ trương tập trung phát triển, cung cấp đến khách hàng toàn cầu những dịch vụ trực tuyến, như dịch vụ truyền thông và quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số BIN Media, đến mảng thành lập doanh nghiệp của Công ty One IBC, dịch vụ định cư của Công ty GIS, hay mảng ngân hàng số của DSBC… Đây là những lĩnh vực rất phù hợp với môi trường bình thường mới sau dịch bệnh.
Những ngày này, BIN Group đang tất bật chuẩn bị, bước vào giai đoạn "bứt tốc" cho các sản phẩm dịch vụ: One IBC (tư vấn đầu tư), Khải Hưng Group (bất động sản) và Travelner (du lịch)…", CEO 8X Lê Hùng Anh bật mí.
TTO - Sau 1 tuần thực hiện chỉ thị 18, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM - đánh giá đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới.
Xem thêm: mth.57603743180011202-couc-ob-gnohk-iht-nahn-hnaod-al-ad-iouc-nart-al-uad-hnid-cax-gnohk/nv.ertiout