Ngoài ra, lệnh cấm áp thuế mới kéo dài 2 năm với các công ty công nghệ như Google và Amazon cũng được đồng tình, trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden nỗ lực phê chuẩn thoả thuận này tại Mỹ.
Thoả thuận trên là cuộc cải cách thuế doanh nghiệp lớn nhất trong hơn 1 năm do OECD thông qua, sẽ bao gồm mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu là 15%. Hơn nữa, các công ty đa quốc gia sẽ phải kê khai lợi nhuận và chi trả mức thuế cao hơn ở các quốc gia họ đang hoạt động.
Theo nguồn tin thân cận, số lượng các quốc gia chuẩn bị đăng ký vẫn dao động vào ngày 8/10. Ấn Độ đồng ý kí kết vào thời điểm cuối cùng, trong khi Trung Quốc và Brazil không hoàn toàn đồng tình. Chỉ có Sri Lanka, Pakistan, Nigeria và Kenya không tham gia.
Những khó khăn của việc thực hiện thoả thuận trở nên rõ ràng khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Janet Yellen, thúc giục Quốc hội nước này "nhanh chóng" ban hành đề xuất quy trình hoà giải. Theo đó cho phép các dự luật được Thượng viện thông qua với đa số phiếu. Bà cho biết thoả thuận này là "thành tựu chưa từng có trong một thế hệ về ngoại giao kinh tế."
Mỹ và các quốc gia như Ấn Độ vẫn gặp rủi ro khi đã áp thuế dịch vụ kỹ thuật số với các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon. Nếu Quốc hội không thông qua thoả thuận, những quốc gia này có thể tiếp tục áp mức thuế trên và đẩy tranh chấp thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, theo đó Mỹ cũng có thể phê chuẩn thoả thuận "không áp dụng thuế dịch vụ kỹ thuật số mới ban hành hoặc các biện pháp tương tự có liên quan đối với bất kỳ công ty nào kể từ ngày 8/10/2021" trong 2 năm.
Thoả thuận này được coi là một bước tiến OECD, khi từ lâu tổ chức này đã nỗ lực tìm cách hạn chế việc các doanh nghiệp "né" thuế trong nhiều năm đàm phán. Mathias Cormann - tổng thư ký OECD, cho biết thoả thuận này sẽ giúp hệ thống thuế doanh nghiệp quốc tế công bằng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận về những khó khăn trong việc đưa thoả thuận này trở thành luật. Cormann kêu gọi các nước "nhanh chóng thông qua và thực hiện sát sao để đảo bảo hiệu quả của cuộc cải cách lớn này."
Thoả thuận mới được 136 quốc gia đồng tình đã hoàn thiện các chi tiết về việc phân bổ lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, để họ phải trả mức thuế cao hơn ở các khu vực đang kinh doanh. Các công ty có doanh thu cao hơn 20 tỷ euro sẽ phải nộp mức chênh lệch 25% đối với khoản thuế cao hơn mức tối thiểu 10%, tuỳ thuộc vào doanh thu ở quốc gia họ đang hoạt động.
Các quốc gia đang phát triển đã phàn nàn về việc thiếu doanh thu từ thuế sau thoả thuận này. Họ chỉ ra rằng, thoả thuận này không hiệu quả khi loại bỏ thuế kỹ thuật số, ví dụ đối với Nigeria và Kenya. Các lĩnh vực khác của thoả thuận bao gồm những nhượng bộ cho phép tất cả các nước G20 và EU đăng ký mức thuế doanh nghiệp tối thiểu là 15%.
Trong tương lai, việc đánh thuế sẽ được thực hiện nhiều hơn tại địa điểm sản xuất, kinh doanh và tạo ra doanh thu của các doanh nghiệp. Ví dụ, các công ty như Apple hay Google sẽ phải trả nhiều thuế hơn ở châu Âu, trong khi mức thuế đối với các tập đoàn của Đức như Volkswagen sẽ cao hơn ở các quốc gia như Trung Quốc.