vĐồng tin tức tài chính 365

Báo Pháp phỏng vấn Phó Chủ tịch VinFast châu Âu: VinFast có phải quá liều lĩnh không?

2021-10-09 14:54

Cách đây chưa lâu, tờ ouest france của Pháp đã có dịp phỏng vấn Phó Chủ tịch VinFast khu vực châu Âu là ông Jean-Christophe Mercier về các câu chuyện xoanh quanh hãng xe Việt. Dưới đây là phần chuyển ngữ của toàn bộ bài báo có tiêu đề ENTRETIEN. Automobile. « VinFast va chercher les meilleurs experts » được đăng tải trên trang ouest france hôm 7/10/2021.

 Báo Pháp phỏng vấn Phó Chủ tịch VinFast châu Âu: VinFast có phải quá liều lĩnh không? - Ảnh 1.

Ông Jean-Christophe Mercier, Phó Chủ tịch VinFast châu Âu. Ảnh: VinFast

Một cựu CEO của Opel (ông Michael Lohscheller người Đức, hiện đang là Giám đốc Điều hành VinFast toàn cầu), một 'sếp' về thiết kế từ GM (ông David Lyon người Mỹ, hiện là Giám đốc Thiết kế của VinFast), một vị giám đốc tiếp thị và truyền thông từ Nissan (ông Thomas Chrétien, nay là Giám đốc Tiếp thị & Truyền thông VinFast châu Âu)... Dù chỉ mới thành lập cách đây 4 năm, nhiều chuyên gia từ khắp phương trời đã quy tụ tại VinFast để bắt đầu cuộc tiến công vào châu Âu và Bắc Mỹ bằng những chiếc xe thuần điện với thời gian sạc đáng kính nể. Đây sẽ là một canh bạc liều lĩnh, nhưng VinFast không có vẻ lúng túng.

Dưới đây là phần phỏng vấn với ông Jean-Christophe Mercier. Ông là cựu Phó Chủ tịch Nissan tại châu Âu, sau đó nắm giữ các vị trí cấp cao khác tại Peugeot và Volvo trước khi dừng chân tại VinFast.

Trong bối cảnh các nhà sản xuất đều đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngay trong nội tại của ngành công nghiệp ô tô, VinFast lại tự lực đi lên từ con số 0, có phải là quá liều lĩnh không?

Không hề, bối cảnh chung của ngành giờ khác rồi. Nhờ có công cuộc điện hóa mà giờ các hãng xe mới có thể dễ dàng có mặt trên thị trường hơn. Đây chính là câu chuyện của nhiều hãng xe Trung Quốc.

Các nhà sản xuất kiểu cũ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Động cơ đốt trong luôn tốn nhiều chi phí để phát triển và tất nhiên là sau này phải mang về lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, các hãng xe cũng cần xây dựng mạng lưới nhà phân phối khổng lồ.

Đó cũng chính là thứ đang thúc đẩy Stellantis (thương hiệu gồm 14 hãng xe con, là thành quả sau vụ sát nhập giữa Fiat Chrysler Automobiles và Peugeot S.A) phải hoàn thành hợp đồng với các mạng lưới nhà phân phối của hãng tại châu Âu mùa hè rồi.

 Báo Pháp phỏng vấn Phó Chủ tịch VinFast châu Âu: VinFast có phải quá liều lĩnh không? - Ảnh 2.

VinFast ra mắt mẫu xe đầu tiên chỉ sau hơn 1 năm. Ảnh: VinFast

Điều gì đã tạo dựng nên VinFast?

VinFast đã tuyển dụng các nhân sự cốt lõi tài năng từ Opel, Tesla, Apple, GM... Và thực sự thì chúng tôi không đơn côi, đó là bởi chúng tôi luôn có các đối tác hàng đầu như Pininfarina, BMW, Bosch, Edag, Fev, ZF... Và các công ty hàng đầu trong việc phát triển pin như Gotion High-Tech, ProLogium hay StoreDot - đơn vị đang phát triển công nghệ pin nano có thể sạc rất nhanh: 80% dung lượng trong khoảng 4 đến 5 phút. Cho dù là tuyển dụng cho chúng tôi hay cho đối tác, VinFast cũng sẽ luôn tìm tới những con người đầu ngành.

 Báo Pháp phỏng vấn Phó Chủ tịch VinFast châu Âu: VinFast có phải quá liều lĩnh không? - Ảnh 3.

Mẫu hatchback hạng C mà VinFast mới đăng ký sửa đổi thiết kế, có thể sẽ đi vào sản xuất.

Đã từng có thời gian làm việc tại nhiều đơn vị lớn, lý do nào khiến ông dừng chân tại một hãng xe non trẻ?

Có nhiều điều thú vị: Tạo dựng mẫu xe mới, xây dựng đội ngũ, mạng lưới, cách thức làm mới mẻ mà có thể thay đổi ngành công nghiệp ô tô. Các nhà sản xuất truyền thống có thể sẽ gặp khó khăn khi phải hòa vào ngay lập tức với cuộc cách mạng [xe điện] này.

Điều này thật ra là dễ hiểu thôi, khi mà phần lớn lợi nhuận tới từ các dịch vụ hậu mãi; bạn sẽ không thể dứt hết toàn bộ đi được. Còn với VinFast, chúng tôi tham gia vào cuộc cách mạng này ngay từ thời gian đầu với sự linh hoạt và nhanh nhẹn. Sự thật là chúng tôi đã xây dựng được một nhà máy xe có mức tự động hóa cao, đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn hàng đầu hiện nay mà chỉ mất có 21 tháng. Đây chính là một ví dụ tiêu biểu.

Các bạn sẽ tới châu Âu thế nào?

Chúng tôi đã mở 3 văn phòng tại châu Âu với khoảng hai mươi nhân sự tại Paris (Pháp), Frankfurt (Đức) và Amsterdam (Hà Lan). Chúng tôi sẽ tự mở các kênh phân phối thay vì thông qua hệ thống đại lý. Lý do là bởi chúng tôi muốn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình phân phối và hậu mãi. Hiện nay tôi đang ở Đức cũng là vì công việc này. Ở tại Pháp thì chúng tôi sẽ có 1 showroom thử nghiệm, có thể là tại Rennes (thành phố lớn thứ 11, nằm tại miền tây nước Pháp).

Kế hoạch này có chút gợi tưởng tới Tesla. Đứng sau VinFast là ai vậy?

Tập đoàn VinGroup hiện đang tham gia vào nhiều lĩnh vực: bất động sản, sức khỏe, giáo dục... VinGroup cũng đóng góp khoảng 2,2% vào tổng GDP cả nước, mức vốn hóa lên tới khoảng 16 tỷ đô la.

Song song với mong muốn cải thiện đời sống của người dân Việt Nam, VinGroup nay cũng muốn vươn tới tầm thế giới thông qua ngành công nghiệp ô tô. VinFast được thành lập từ 2017 và đã từng xuất hiện trước thế giới tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 với 2 mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong.

Đâu là các mục tiêu hiện tại của VinFast?

Chúng tôi sẽ xuất khẩu các mẫu xe thuần điện. Từ giờ tới cuối năm, các mẫu xe đầu tiên của chúng tôi sẽ trình diện tại châu Âu, đó là những mẫu SUV thuần điện. Kế hoạch thương mại của những chiếc xe này sẽ bắt đầu trong năm sau, những chiếc xe đầu tiên sẽ đến tay khách hàng vào khoảng tháng 10 hoặc 11 năm 2022. Trong quý đầu tiên [của năm 2022], chúng tôi sẽ giới thiệu tới thị trường toàn bộ mẫu xe thuần điện cũng như các mẫu xe khác, nhằm bao phủ thị trường tốt hơn.

Minh Đức

Tổ Quốc

Xem thêm: nhc.54271334190011202-gnohk-hnil-ueil-auq-iahp-oc-tsafniv-ua-uahc-tsafniv-hcit-uhc-ohp-nav-gnohp-pahp-oab/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Báo Pháp phỏng vấn Phó Chủ tịch VinFast châu Âu: VinFast có phải quá liều lĩnh không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools