vĐồng tin tức tài chính 365

Thực hư về 'Lệnh bắt bị can để tạm giam' của Viện kiểm sát cấp cao Đà Nẵng'

2021-10-09 19:43

Khoảng 10g sáng nay, 9-10, ông L (72 tuổi) ngụ xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) nhận được điện thoại từ số máy lạ xưng là nhân viên bưu điện cho biết sẽ giao lệnh bắt giam của viện kiểm sát cho ông L kèm số điện thoại của “kiểm sát viên”.

Bị bệnh, già yếu, hạn chế đi lại, không bước ra đường mấy năm qua, ông L lo lắng không hiểu mình làm việc gì để bị bắt giam nên gọi vào số điện thoại 0908080316 mà “nhân viên bưu điện” cung cấp.

Người đàn ông nhận điện thoại xưng là kiểm sát viên cao cấp công tác tại VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đang điều tra vụ án lừa đảo rửa tiền xuyên quốc gia mà ông L là một người phạm tội trong đường dây này qua lời khai của một tội phạm khác.

Thực hư về 'Lệnh bắt bị can để tạm giam' của Viện kiểm sát cấp cao Đà Nẵng'  - ảnh 1
Văn bản giả nhóm lừa đảo gởi cho ông L để đe dọa

Sau đó yêu cầu ông L mở ứng dụng zalo để nhận một lệnh bắt bị can để tạm giam có đóng dấu đỏ. Người đàn ông xưng kiểm sát viên yêu cầu ông L không được cho bất cứ ai, kể cả người nhà biết có cuộc điện thoại trên và buộc ông L khai báo các thông tin thành viên trong gia đình.

Do quá lo sợ nên ông L đã cung cấp một số thông tin nhưng may mắn người trong gia đình phát hiện và kiểm tra, nghi ngờ bị lừa đảo nên tắt máy.

Dò tìm tài khoản zalo của số điện thoại này thì thấy ghi tên là Bằng nhưng khi chúng tôi gọi điện thì số điện thoại này đã tắt máy. Đây là thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng gần đây vẫn có rất nhiều người bị sập bẫy.

Khuyến cáo của Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng

Chiều 9-10, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Cần, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng xác nhận đơn vị không có kiểm sát viên cao cấp nào tên Lê Đức Xuân. 

“Vừa rồi đơn vị cũng nhận được 3 công văn của cơ quan điều tra liên quan đến việc này. Đây là đối tượng lừa đảo, đơn vị cũng đã có văn bản trao đổi với các cơ quan điều tra rồi. Bây giờ nó mạo dạnh kiểm sát viên Lê Đức Xuân, lệnh bắt tạm giam của VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, rồi bắt người ta nộp tiền vào tài khoản. Thực ra đơn vị cũng đã báo cáo VKSND Tối cao để thông báo cho các cơ quan điều tra về hiện tượng lừa đảo này rồi”- ông Cần cho hay.

Ông Cần khuyến cáo, người dân nếu gặp trường hợp tương tự thì nên liên hệ trực tiếp với cơ quan bị mạo danh để nhận được tư vấn, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo.

“Hiện đơn vị cũng chưa nhận được phản ánh nào của người dân mà chỉ có các cơ quan điều tra. Sau khi họ nhận được nguồn tin tội phạm thì họ có công văn trao đổi với đơn vị thì mình trao đổi lại là những giấy tờ đó là giả mạo và đơn vị không có kiểm sát viên nào tên Lê Đức Xuân”- ông nói thêm.

TÂM AN

Thực hư về 'Lệnh bắt bị can để tạm giam' của Viện kiểm sát cấp cao Đà Nẵng'  - ảnh 2
Nhiều người dân do quá cả tin, lo sợ nên trở thành nạn nhân của các nhóm lừa đảo qua điện thoại. Ảnh minh họa: PN

Ban đầu chúng sẽ tìm các số điện thoại kèm tên tuổi, địa chỉ rồi in giả các lệnh bắt, quyết định khởi tố. Sau đó sẽ liên lạc và cung cấp hoặc dẫn dắt nạn nhân tới một số đối tượng khác tự xưng là cán bộ, lãnh đạo của các cơ quan như Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án…

Tiếp theo, chúng sẽ chờ cho các nạn nhân lo sợ liên lạc hoặc chủ động gọi cho nạn nhân nêu ra hàng loạt các tội danh đặc biệt nghiêm trọng như: buôn tiền giả, buôn bán ma túy, rửa tiền… nhằm làm cho người dân bị phân tâm, lo lắng từ đó làm theo các chỉ đạo của chúng.

Tiếp đến chúng sẽ gửi qua zalo các văn bản mạo danh của VKSND tối cao, VKSND TP.HCM với nội dung yêu cầu bảo mật điều tra trong đó yêu cầu không được phép tiết lộ thông tin chúng đang làm việc ra ngoài; lệnh bắt và phong tỏa tài sản khiến người dân hoảng sợ.

Sau khi uy hiếp thành công chúng bắt đầu động viên và gợi ý sẽ giúp đỡ và yêu cầu chuyển toàn bộ tiền đang có vào 1 tài khoản để VKS thẩm định xem có phải tài sản rửa tiền hay không sau khi xác minh xong sẽ trả lại và nhiều người đã sập bẫy.

Tại Bình Thuận, tháng 11-2019, một phụ nữ ở TP Phan Thiết cũng gặp trường hợp tương tự và lo sợ, cả tin đã chuyển cho nhóm lừa đảo đến 2,2 tỷ đồng.

Chiêu lừa cũ rích nhưng không ít người vẫn bị sập bẫy

Ngoài thủ đoạn giả danh công an, VKS, cán bộ tòa án để dọa dẫm, bắt người dân chuyển tiền vào tài khoản, các nhóm lừa đảo thường tự xưng là nhân viên bưu điện gọi điện thoại đến thông báo cho nạn nhân là đang nợ tiền cước điện thoại, nợ tiền ngân hàng do người khác lấy chứng minh nhân dân đăng ký mở tài khoản ngân hàng...

Sau đó, chúng sẽ yêu cầu các nạn nhân phải luôn nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là điều tra viên, cán bộ điều tra, viện kiểm sát, tòa án và không được kể cho người khác việc đang làm việc với cơ quan pháp luật.

Để nạn nhân tin tưởng, nhóm lừa đảo sử dụng phần mềm, ứng dụng gọi điện thoại qua mạng Internet có thể hiển thị số gọi đến là số điện thoại của cơ quan công an. Sau đó, chúng vcừa dùng những lời lẽ đe dọa về việc nạn nhân sẽ bị bắt tạm giam để điều tra, vừa nói sẽ xem xét tạo điều kiện nếu như người bị hại thành khẩn khai báo.

Tiếp đó nạn nhân bị yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản chỉ định để xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra khiến người bị hại sợ bị bắt tạm giam, mất danh dự, uy tín nên phải chuyển tiền theo yêu cầu.

Nhóm lừa đảo cũng dùng chiêu gửi tiền, hàng từ nước ngoài về rồi gọi điện thoại yêu cầu đóng tiền vì "vướng thủ tục hải quan"...

Tuy đây là chiêu lừa cũ rích nhưng thời gian qua không ít người vẫn bị sập bẫy, tốn tiền. Cơ quan tố tụng cũng đã phá nhiều vụ án lừa đảo như thế này, liên tục phát đi nhiều cảnh báo để người dân biết mà đề phòng. 

Xem thêm: lmth.4070201-gnan-ad-oac-pac-tas-meik-neiv-auc-maig-mat-ed-nac-ib-tab-hnel-ev-uh-cuht/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thực hư về 'Lệnh bắt bị can để tạm giam' của Viện kiểm sát cấp cao Đà Nẵng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools