Việc liên tục ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ - Ảnh: HÀ THANH chụp minh họa
Mới chuyển về ngôi trường mới, Diệu Nhi (15 tuổi, tên nhân vật đã thay đổi) đối mặt với "deadline bài tập này nối tiếp deadline kia". Đảm nhận cương vị lớp trưởng, bên cạnh việc học, Nhi còn làm thêm nhiều dự án, hoạt động xã hội khác, có những ngày thức đến tận 3h sáng cho hoàn thành kịp tiến độ.
"Lên cấp 3, môn học chồng lên môn học, lượng bài tập rất nhiều. Ở lớp đều là bạn mới, trong khi học online nên chưa thực sự gắn kết. Là lớp trưởng nên công việc của em càng nhiều hơn, kéo dài từ sáng đến đêm mà vẫn không xong việc. Nhiều bữa thức khuya quá mẹ nhắc nhở dẫn đến mâu thuẫn, căng thẳng trong gia đình" - Nhi giãi bày.
Mới đầu Nhi chọn cách im lặng, không thích phân bua, giải thích với mẹ, nhưng tình hình không được giải quyết mà thậm chí gay gắt hơn.
"Em quyết định ngồi xuống giãi bày, tâm sự với mẹ, trút bỏ hết mọi tâm tư đè nặng bấy lâu nay. May mắn mẹ là một người biết thấu hiểu và thông cảm, sau lần đó mẹ không còn trách mắng nữa mà thường xuyên tẩm bổ cho con gái sau những giờ học căng thẳng" - Diệu Nhi chia sẻ.
Nhi còn tạo nhóm kết nối với các thành viên trong lớp để học cách chia sẻ, trò chuyện gắn kết với nhau sau mỗi giờ học. Để giải tỏa áp lực, các bạn trẻ dành thời gian nghe nhạc, xem một phim hay bình luận về một video tích cực nào đó trên TikTok, Facebook.
Hai anh em Bin (11 tuổi) cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong mùa dịch do mẹ đi làm việc theo quy định "1 cung đường, 2 điểm đến", cứ cách 1 tuần mới được về nhà. Bố các em vừa đi làm vừa loay hoay chăm sóc con thay vợ.
"Việc học thì không lo lắng lắm, con vẫn theo được kiến thức ở trường. Nhưng chỉ buồn vì mẹ không ở nhà, nhớ mẹ thì hai anh em gọi điện. Mỗi lần buồn, con thường chọn xem 30 phút Quà tặng cuộc sống để thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, học cách cảm thông, giúp đỡ cho mọi người" - Bin chia sẻ.
Nhóm bạn trẻ vận hành đường dây nóng 19009204 (nhánh số 3) hỗ trợ tư vấn tâm lý cho thanh thiếu niên ở Việt Nam - Ảnh: HÀ THANH
Đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên.
Vũ Hương Bình - chủ tịch Câu lạc bộ BlueBlue vận hành đường dây nóng 19009204 (nhánh số 3) tư vấn, hỗ trợ tâm lý miễn phí cho thanh thiếu niên ở Việt Nam - cho biết số trường hợp gọi đến cho đường dây nóng nhờ tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong mùa dịch tăng cao với 120 - 130 ca/tháng.
Những trường hợp tìm đến đường dây nóng hầu như đã trải qua cú sốc tâm lý khi phải ở nhà hoặc là đi cách ly tập trung trong nhiều ngày liền. Có những bạn khác đang có sẵn vấn đề tâm lý chưa vượt qua được, đến khi gặp tình trạng giãn cách xã hội thì vấn đề càng trở nên nặng nề hơn nữa.
"Mỗi một bạn trẻ đều là những chiến binh vì phải đương đầu với quá nhiều thử thách trong cuộc sống mà bản thân không thể tưởng tượng nổi. Điều khiến chúng tôi vui mừng là các bạn đã liên lạc với đường dây nóng để nhờ hỗ trợ, nghĩa là sẵn sàng đối mặt với nỗi lo sợ của bản thân" - Hiếu, nhân viên trực tổng đài, chia sẻ.
Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỉ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai.
UNICEF kêu gọi các chính phủ, đối tác trong khu vực công và tư nhân cam kết, trao đổi và hành động nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho tất cả trẻ em, trẻ vị thành niên và người chăm sóc, bảo vệ những người cần giúp đỡ và chăm sóc những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Cụ thể, đầu tư khẩn cấp cho sức khỏe tâm thần của trẻ em và trẻ vị thành niên không chỉ trong ngành y tế mà còn nhiều ngành khác.
Tích hợp và nhân rộng các can thiệp bao gồm các chương trình nuôi dạy con cái, đảm bảo các trường học hỗ trợ sức khỏe tâm thần thông qua các dịch vụ chất lượng và những mối quan hệ tích cực.
Phá vỡ sự im lặng xoay quanh bệnh lý về tâm thần thông qua việc giải quyết sự kỳ thị, thúc đẩy hiểu biết tốt hơn về sức khỏe tâm thần và nhìn nhận những trải nghiệm của trẻ em và thanh thiếu niên một cách nghiêm túc.
TTO - 'Bà con, cô bác cần được hướng dẫn thêm xin vui lòng gọi đường dây nóng để cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang TP.HCM thông tin qua số: 069.652.401 và 02866.822.000', Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết.
Xem thêm: mth.11823427190011202-me-ert-ohc-yl-mat-nav-ut-gnon-yad-gnoud-ut-neyuhc-uac-gnuhn/nv.ertiout