vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp dệt may và da giày: Bị đối tác huỷ đơn, đền hợp đồng do khan hiếm lao động

2021-10-11 08:33

Người lao động kiệt quệ về tài chính, tâm lý

Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm cho biết, dệt may, da giày là 2 ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Dệt may có khoảng 2 triệu lao động công nghiệp, da giày có khoảng 1,4 triệu lao động. Không những vậy, còn có gần 1,5 triệu người kinh doanh thương mại và dịch vụ liên quan đến dệt may, da giày.

Có đến 68,1% số doanh nghiệp bị nhãn hàng phạt do doanh nghiệp giao hàng chậm; 12,2% doanh nghiệp bị đối tác hủy đơn, phải đền hợp đồng; 21% doanh nghiệp cho biết bị nhãn hàng chủ động hủy, nhưng không bắt doanh nghiệp đền bù; 13,1% nhãn hàng hủy đơn chưa ký.

TS. Đỗ Quỳnh Chi

Tuy nhiên, từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát với diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài khiến 28 tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách, phong tỏa theo Chỉ thị 15, 16 với mức độ và quy mô khác nhau đã làm cho nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất, người lao động mất việc làm.

Thực hiện cuộc khảo sát nhanh trong 9 với 256 doanh nghiệp 2 ngành, TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động cho biết, gần 60% người lao động bị giảm thu nhập do bị giãn ca, làm việc không liên tục, 62% người lao động ngừng việc không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào và có tới 77% người lao động bị tác động tiêu cực đến tinh thần.

Đặc biệt, có trên 60% người lao động di cư tham gia cuộc khảo sát bày tỏ mong muốn về quê hoặc đã về quê, để phục hồi sức khoẻ và cuộc sống cho bản thân, con cái. Nguyên nhân là do họ đã kiệt quệ về tâm lý, sức khoẻ và kinh tế trong thời gian giãn cách xã hội.

Mặc dù vậy, vẫn có những tín hiệu lạc quan khi có 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn quay lại công việc và công ty cũ. Nhưng, nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực từ doanh nghiệp cũng như các địa phương thì sẽ mất từ 3-5 tháng để người lao động di cư có thể trở lại nhà máy.

"Tâm lý lo sợ nhiễm bệnh cùng đời sống khó khăn khi không đi làm đã khiến hàng triệu lao động ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM... bỏ về quê, trong đó có lao động của doanh nghiệp dệt may, da giày. Hai ngành dệt may, da giày đang đứng trước nguy cơ đứt gãy do khan hiếm lao động. Và đây là bài toán khó cho doanh nghiệp khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất…”, Phó Chủ tịch VITAS cho hay.

Gánh nặng chi phí thực hiện “3 tại chỗ”

Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”... nhưng với chi phí xét nghiệm, chi phí sản xuất rất lớn cùng nguy cơ lây nhiễm vẫn cao, nên theo các chuyên gia đây chỉ là giải pháp tình thế cho một bộ phận doanh nghiệp và không thể kéo dài.

Trong thời gian dịch bệnh thực hiện việc sản xuất “3 tại chỗ”, với mỗi người lao động doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày phải chi thêm trung bình 2,2 triệu đồng/tuần cho 3 khoản gồm phụ cấp, ăn ở và xét nghiệm. Như vậy, nếu duy trì sản xuất “3 tại chỗ” cho 1.000 lao động, doanh nghiệp phải chi thêm 2,2 tỷ đồng/tuần để sản xuất, kinh doanh.

Khảo sát cho thấy, trong thời gian dịch bệnh thực hiện việc sản xuất “3 tại chỗ”, với mỗi người lao động doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày phải chi thêm trung bình 2,2 triệu đồng/tuần cho 3 khoản gồm phụ cấp, ăn ở và xét nghiệm. Như vậy, nếu duy trì sản xuất “3 tại chỗ” cho 1.000 lao động, doanh nghiệp phải chi thêm 2,2 tỷ đồng/tuần để sản xuất, kinh doanh.

Không chỉ áp lực từ gánh nặng chi phí gia tăng, hơn 48% các doanh nghiệp dệt may, da giày tham gia khảo sát nhanh đã bị chậm giao hàng, nhiều doanh nghiệp bị đối tác phạt vì giao hàng trễ so với dự tính ban đầu.

“Có đến 68,1% số doanh nghiệp bị nhãn hàng phạt do doanh nghiệp giao hàng chậm; 12,2% doanh nghiệp bị đối tác hủy đơn, phải đền hợp đồng; 21% doanh nghiệp cho biết bị nhãn hàng chủ động hủy, nhưng không bắt doanh nghiệp đền bù; 13,1% nhãn hàng hủy đơn chưa ký”, TS. Đỗ Quỳnh Chi cho biết.

Các doanh nghiệp lo lắng khi bị chậm đơn hàng thì khách hàng có thể hủy giữa chừng và rút đơn hàng đang sản xuất chuyển sang thị trường khác như Trung Quốc, Indonesia. Hoặc nhãn hàng đồng ý cho giao hàng chậm nhưng doanh nghiệp phải trả chi phí xuất hàng bằng đường hàng không với phí rất cao. Còn nếu doanh nghiệp dệt may, da giày xin lùi ngày xuất khẩu thì đối tác đề nghị giảm giá 15%. Đáng chú ý, các đơn hàng mùa mới của năm 2022 đã bị tạm dừng hoặc bị giảm số lượng.

Bên cạnh đó, sự thiếu thống nhất trong phương án phòng, chống dịch của các địa phương cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp giao chậm đơn hàng.

Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, bất cập hiện nay là mỗi địa phương vẫn áp dụng các biện pháp khác nhau trong di chuyển của người lao động. Do đó, ông Hải đề nghị Chính phủ cần có văn bản chung, trong đó đưa ra các tiêu chí và người lao động được tự do di chuyển nếu đáp ứng đủ các tiêu chí này.

Đồng thời, ông Hải cũng kiến nghị khi đã thay đổi chủ trương chống dịch từ "zero COVID-19" sang thích ứng, sống chung thì cũng cần chuyển hướng chống dịch từ tập trung sang phân tán. Tức là trao quyền cho doanh nghiệp tự chủ động xét nghiệm, tự chủ các biện pháp phòng, chống dịch...

Ngoài ra, doanh nghiệp phải đa dạng hoá chuỗi cung ứng, tránh bị động khi có một mắt xích bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng phương án, quỹ phòng ngừa rủi ro, luôn giữ tư thế chủ động cho mọi tình huống.

Mai Bùi

Nhà Đầu Tư

Xem thêm: nhc.49210628011011202-gnod-oal-meih-nahk-od-gnod-poh-ned-nod-yuh-cat-iod-ib-yaig-ad-av-yam-ted-peihgn-hnaod/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp dệt may và da giày: Bị đối tác huỷ đơn, đền hợp đồng do khan hiếm lao động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools