Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động di chuyển, vận chuyển bị hạn chế đã gây ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra. Do đó, người nuôi cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải cố gắng duy trì cầm chừng, chờ thu hoạch hết mới tính toán chuyện thả nuôi lứa sau.
Điều này cũng đồng nghĩa với sản lượng cá tra trong những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022 sẽ có nguy cơ thiếu hụt.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã khiến 176 doanh nghiệp trong tổng số 449 doanh nghiệp ngành cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long phải ngừng sản xuất do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện "3 tại chỗ."
Riêng tại 5 tỉnh trọng điểm cá tra như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, trong 106 nhà máy chế biến cá tra, hiện có 52 nhà máy phải tạm dừng hoạt động (chiếm tỷ lệ 49%).
Số lao động phải nghỉ việc do dịch bệnh khoảng trên 70%. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đã giảm thu mua nguyên liệu đầu vào, chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ vùng nuôi của công ty hoặc trong chuỗi liên kết.
Trong quý 3/2021, diện tích thả nuôi cá tra cũng đã giảm từ 50 - 55% so với quý 2/2021. Sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng 7 giảm 20%, tháng 8 giảm 44,9% và tháng 9 giảm 77% so với các tháng khác của năm 2021.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cảnh báo sẽ có nhiều doanh nghiệp mất những đơn hàng cuối năm 2021 và không dám nhận đơn hàng mới cho những tháng đầu năm 2022.
Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng, tình hình sản xuất, xuất khẩu cá tra dự kiến sẽ trở lại bình thường trong tháng 11 và tháng 12/2021.
VTV.vn - Hàng ngàn hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL đang rơi vào tình cảnh khó khăn khi cá tra đến kỳ thu hoạch nhưng không thể bán được, trong khi vẫn phải bỏ tiền mua thức ăn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.4355957011011202-ueil-neyugn-ueiht-oc-yugn-neid-iod-art-ac-hnagn/et-hnik/nv.vtv