Nhiều nhà đầu tư điện gió đang như "ngồi trên lửa" khi chỉ còn khoảng 3 tuần nữa để các dự án đã đăng ký đóng điện, thử nghiệm với EVN hoàn thiện các thủ tục đấu nối và kịp vận hành thương mại trước ngày 1/11 tới đây.
Chia sẻ trên Báo Giao Thông, đại diện 1 dự án điện gió tại Quảng Bình cho biết, trận mưa lũ miền Trung và dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới tiến độ thi công. Tuy vậy, đây vẫn đang là điểm sáng hiếm hoi khi đã dựng xong 52/60 trụ turbine.
Trong khi hàng loạt dự án điện gió khác, thay vì vận hành thương mại toàn bộ trước ngày 1/11, đã phải chuyển hướng cuốn chiếu, được trụ turbine nào hay trụ ấy. Đơn cử như 1 dự án tại Bình Thuận, dự kiến chỉ có thể vận hành thương mại trước ngày 31/10 được hơn 10 trụ turbin, còn lại khoảng 1/3 số trụ có thể không kịp.
Đặc biệt, một chủ đầu tư khác đang phải "gánh" liền 2 dự án điện gió tại Sóc Trăng nhưng chưa biết tới ngày nào mới vận hành, bởi một dự án chưa nhập được turbine, dự án còn lại chưa xong phần móng do vướng ngay từ khâu giải phóng mặt bằng.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Bất chấp COVID-19, xuất khẩu sang ASEAN vẫn tăng mạnh
Trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang ASEAN đạt 20,6 tỷ USD, tăng tới 21,2% so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp những khó khăn từ dịch bệnh.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đánh giá, trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khai thác hơn nữa tiềm năng khu vực thị trường này, bởi các nước ASEAN sẽ đẩy nhanh triển khai các biện pháp nhằm phục hồi kinh tế hậu COVID-19 như cam kết mở cửa thị trường, đảm bảo chuỗi cung ứng, thuận lợi hóa thương mại.
Bài viết trên trang VnEconomy cũng lý giải, thị trường này có khoảng cách địa lý gần, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, kho bãi, cùng nhiều lựa chọn phương thức vận chuyển như vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Đây cũng là thị trường có những nét văn hóa gần gũi, tương đồng nên hàng hóa của Việt Nam dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá thành khi xuất khẩu.
Trong khi đó, hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Đánh giá đúng xu hướng FDI để có chính sách phù hợp
Vốn FDI đang có sự dịch chuyển sang các ngành công nghệ cao, nhưng quy mô vốn trung bình có xu hướng thu nhỏ dần. Báo Đầu Tư dẫn lời các chuyên gia cho rằng, cần đánh giá xu hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI để có chính sách thu hút phù hợp.
Thực tế, chu chuyển FDI sẽ vẫn yếu do sự không chắc chắn về tình hình COVID-19 cũng như môi trường chính sách đầu tư toàn cầu. Bên cạnh đó, sự gia tăng trong chu chuyển FDI toàn cầu năm 2021 không phải là đầu tư mới vào tài sản sản xuất, mà từ mua bán, sáp nhập xuyên quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và y tế.
Một chuyên gia tại học Thương mại cũng cho rằng, hiện đang diễn ra sự dịch chuyển của dòng vốn FDI khỏi ngành may mặc sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn, như sản xuất máy tính, thiết bị điện tử.
Chính vì vậy, cần có các chính sách ưu đãi vượt trội, mang tính cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các công ty đa quốc gia đầu tư, thành lập các trung tâm R&D, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam với các dự án trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao, ít tác động tiêu cực tới môi trường.
VTV.vn - Các doanh nghiệp kiến nghị được lùi thời hạn hưởng cơ chế giá ưu đãi cho dự án điện gió thêm từ 3 - 6 tháng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.6051300111011202-aul-nert-iogn-uhn-oig-neid-ut-uad-ahn/et-hnik/nv.vtv