Trong khi, nếu được triển khai hợp lý, tự động hóa trong sản xuất có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới 40% năng lượng, tăng gấp đôi sản lượng. Đây là con số thực tế đã được ghi nhận tại nhiều "nhà máy thông minh" đã áp dụng tự động hóa trên thế giới. Hãy cùng ghé thăm các nhà máy thông minh này và tìm hiểu kỹ hơn về các giải pháp tự động hóa qua bài viết dưới đây.
PressEquip: "Hóa nguy thành cơ" trong đại dịch nhờ giải pháp toàn diện 3 lớp từ cấu trúc EcoStruxure của Schneider Electric
Trong bối cảnh cả thế giới đều đang hướng đến khái niệm "nhà máy thông minh" (Smart Factory), tự động hóa máy móc sản xuất thôi chưa đủ. Mấu chốt để liên kết chặt chẽ công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin và kho dữ liệu vận hành trên toàn bộ chuỗi cung ứng của nhà máy nằm ở khả năng truyền tải dữ liệu. Điều này đòi hỏi bản thân máy móc trong nhà máy cũng phải "thông minh" hơn, có khả năng cập nhật dữ liệu theo thời gian thực tới người vận hành một cách chính xác.
Đó cũng là thách thức đặt ra cho PressEquip - doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ sản xuất máy cắt và ép. Khi các hợp đồng hiện có bị tạm dừng do COVID-19, PressEquip buộc phải chuyển sang lĩnh vực sản xuất khẩu trang, đồng thời tìm giải pháp rút ngắn tối đa thời gian tung sản phẩm ra thị trường (Go-To-Market). Điều này đòi hỏi một giải pháp số hóa đồng bộ hiệu quả, giúp máy móc "thông minh" hơn, cho phép doanh nghiệp vận hành nhanh chóng.
Bộ 3 giải pháp EcoStruxure từ Schneider Electric chính là lời giải phù hợp mà PressEquip tìm kiếm. Bộ điều khiển Servo Lexium LXM32 kết hợp với Modicon M262, hỗ trợ điều khiển logic & chuyển động với đầu vào – đầu ra (I/O) được tối ưu hóa và tích hợp an toàn, giúp hệ thống sản xuất của PressEquip cải thiện đáng kể hiệu suất và nâng cao tính linh hoạt. Trong khi đó, Modicon M262 được kết nối điện toán đám mây (Cloud Computing), cho phép doanh nghiệp đẩy dữ liệu trực tiếp lên EcoStruxure Machine Advisor một cách an toàn. Nhờ hệ thống dữ liệu được cập nhật liên tục, EcoStruxure Machine Advisor có thể đưa ra dự đoán thời hạn bảo trì của từng thiết bị, giúp nhân viên PressEquip quản lý sát sao, nắm được chính xác tình trạng máy móc đang vận hành, đồng thời chủ động lên kế hoạch, đảm bảo sản xuất liên tục.
Tại các nhà máy sản xuất, việc tiết kiệm thời gian bảo trì và rút ngắn thời gian chết máy đồng nghĩa với duy trì hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp "bảo toàn" doanh thu. Vì vậy, không khó hiểu khi chỉ sau 10 tháng áp dụng giải pháp EcoStruxure từ Schneider Electric, PressEquip đã có thể tăng thêm 20% lợi nhuận, tự tin tối ưu hóa thời gian vận hành sản xuất và rút ngắn thời gian Go-To-Market.
Nhà máy sản xuất Pets Choice: Tiết kiệm thời gian, gia tăng năng suất nhờ bộ giải pháp 2 lớp từ cấu trúc EcoStruxure của Schneider Electric
Nhà sản xuất thức ăn, phụ kiện cho thú cưng Pets Choice đã đặt ra thách thức gì cho Sewtec Automation - doanh nghiệp phát minh, thiết kế, sản xuất, cài đặt và hỗ trợ các hệ thống tự động hóa công nghiệp? Yêu cầu của Pets Choice là thiết kế, xây dựng và lắp đặt giải pháp đóng gói cho quy trình sản xuất của doanh nghiệp này, sao cho cân đối hiệu quả giữa chi phí và năng suất. Giải pháp này cần linh hoạt, dễ kết nối, song cũng cần nhỏ gọn để có thể vận hành hiệu quả, an toàn trong nhà máy. Pets Choice cũng nhấn mạnh: giải pháp mới phải có khả năng mở rộng cho các hệ thống trong tương lai.
Và câu trả lời Sewtec Automation đưa ra chính là áp dụng bộ giải pháp EcoStruxure của Schneider Electric với Lexium T/P Delta Robot, được điều khiển bởi bộ điều khiển chuyển động Pacdrive Controller, giúp tự động điều hướng và đóng gói sản phẩm vào khay. Được xem như lời giải "đo ni đóng giày" cho bài toán của Pets Choice, giải pháp này giúp giảm tới 70% kích thước bảng điều khiển, tiết kiệm đáng kể thời gian lắp ráp và đấu nối dây. Công việc bảo trì cũng được đơn giản hóa, đảm bảo vận hành hiệu quả với chi phí tối ưu trong dài hạn.
Lexium T/P Delta Robot, được điều khiển bởi bộ điều khiển chuyển động Pacdrive Controller trên dây chuyền sản xuất Pets Choice. Ảnh: Sewtech Automation
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam cùng đối tác TPA – Công ty tự động hoá Tân Phát đã tiên phong áp dụng các giải pháp thuộc 3 lớp kiến trúc EcoStruxture của Schneider Electric, bao gồm Delta Robot P4 với Lexium LXM52, EcoStruxure Machine SCADA Expert, EcoStruxure Machine Advisor. Và dự kiến, kiến trúc này sẽ được mở rộng áp dụng cho Unilever trên toàn cầu và các dự án trong ngành thực phẩm và giải khát khác của TPA.
Chia sẻ về thành công về các ví dụ tiêu biểu nói trên, ông Đồng Mai Lâm – Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia nhấn mạnh: "Đại dịch COVID-19 khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về tính cấp thiết của việc áp dụng tự động hoá vào quy trình sản xuất. Tự động hóa là chìa khóa giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn dịch bệnh kéo dài, và chủ động đối phó với những thách thức tương tự trong tương lai. Chúng tôi hy vọng trong thời gian sắp tới, giải pháp toàn diện EcoStruxure từ Schneider Electric sẽ được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, góp phần cho sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung".
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế