Các cầu thủ Oman (áo sậm) có lối chơi phòng ngự phản công tương tự Việt Nam - Ảnh: AFC
Ở ngày mở màn vòng loại thứ 3, tuyển Oman đã gây choáng váng khi quật ngã "đại gia" của bóng đá châu Á Nhật Bản (1-0) ngay trên sân khách.
Lối chơi tương đồng với Việt Nam
Chiến thắng này khiến giới chuyên môn có cách nhìn khác về tuyển Oman, khi cho rằng họ đủ sức thách thức các ông lớn. Tuy nhiên, ở hai trận đấu tiếp theo, tuyển Oman lần lượt để thua Saudi Arabia (0-1) và Úc (1-3).
Hai thất bại này đã bộc lộ rất nhiều vấn đề của tuyển Oman. Trước Nhật Bản, tuyển Oman chơi rất kỷ luật và tạo ra thế trận phòng ngự phản công chắc chắn. Nhờ điều này, đội bóng của HLV Branko Ivankovic đã trừng phạt tuyển Nhật Bản bằng pha phản công sắc lẹm ở cuối trận, thời điểm mà các cầu thủ Nhật nôn nóng ghi bàn nhất.
Thế nhưng, lối chơi của tuyển Oman không phát huy hiệu quả trước Saudi Arabia và Úc. Một phần là do lối chơi của họ không còn yếu tố bất ngờ. Kế đến cả Úc và Saudi Arabia đều cảnh giác cao độ sau khi chứng kiến thất bại của Nhật Bản.
Nhìn chung những gì Oman thể hiện trong ba trận đấu đã qua khá giống với tuyển Việt Nam: chủ động chơi phòng ngự phản công để chờ đợi sơ hở của đối thủ.
Thường sử dụng bóng dài
Khả năng chuyển đổi trạng thái trong trận đấu của Oman là cực kỳ ấn tượng khi họ sở hữu rất nhiều cầu thủ tốc độ và có kỹ thuật tốt trên hàng công. Các cầu thủ Oman thường xuyên mở các đường bóng dài ra sau lưng hàng thủ đối phương để các tiền đạo tận dụng cơ hội.
Ở ba trận đấu đã qua, không ít lần tuyển Oman uy hiếp khung thành đối thủ bằng những pha tổ chức tấn công như vậy.
Đây là điều các cầu thủ phòng ngự Việt Nam phải đề phòng sau 3 bàn thua cũng từ bài đánh này của tuyển Trung Quốc. Một điểm mạnh khác của Oman mang nét đặc trưng của bóng đá Trung Đông là thể lực và khả năng tranh chấp mạnh mẽ.
Thể chất của các cầu thủ Oman không thua kém bất kỳ đội bóng nào ở bảng B và chắc chắn vượt trội hơn so với Việt Nam.
Những điểm yếu của Oman
Tuy vậy, tuyển Oman cũng có khá nhiều điểm yếu. Khả năng phán đoán và phá bóng của hàng thủ Oman chưa dứt khoát, đây là yếu tố các tuyển thủ Việt Nam cần tận dụng để mở ra cơ hội ghi bàn.
Ngoài ra, trong hệ thống phòng ngự của tuyển Oman, hành lang trái của họ khá yếu và thường xuyên bị các đối thủ khai thác. Cụ thể, 3/4 bàn thua của Oman trong hai trận gần nhất đều xuất phát từ hành lang này.
Một lo lắng khác của tuyển Oman là họ sẽ không thể có lực lượng tốt nhất khi các trụ cột như Zahir Al Aghbari, Mohsen Al-Ghasani, Al-Mundhir Al-Alawi gặp chấn thương và khó lòng góp mặt trong trận gặp Việt Nam. Nếu các cầu thủ này không thể ra sân, sức mạnh của tuyển Oman chắc chắn sẽ giảm sút nghiêm trọng.
Oman có chỗ dựa lịch sử
Trước trận gặp Việt Nam, báo chí Oman cảnh báo thầy trò HLV Branko Ivankovic phải hết sức đề phòng các tuyển thủ Việt Nam. Nhưng truyền thông Oman cũng khích lệ tinh thần đội nhà bằng cách nhắc lại hai chiến thắng 2-0 và 6-0 trước Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2004.
"Những chiến thắng trước Việt Nam đã mang tới kỷ niệm đẹp khi giúp Oman dẫn đầu bảng đấu với 15 điểm sau 6 trận. Ở lần gặp lại này, tuyển Oman sẽ tiếp tục có kỷ niệm đẹp" - báo Mercatoday viết.
Rũ bỏ ức chế tâm lý
Điều nhiều người lo lắng là sau 3 trận thua liên tiếp, các tuyển thủ Việt Nam sẽ chịu sự ức chế tâm lý rất lớn. Nếu điều này xảy ra, liệu nó có ảnh hưởng đến lối chơi của tuyển Việt Nam hay không? Giải đáp câu hỏi này, cựu tuyển thủ Minh Phương phân tích với Tuổi Trẻ:
"Sự ức chế tâm lý là có, bởi tôi đã từng gặp phải ức chế tâm lý như thế khi còn khoác áo CLB Đồng Tâm Long An rồi đội tuyển Việt Nam. Khi là HLV, tôi và cầu thủ SHB Đà Nẵng (2018), Bình Phước (2019) cũng từng lâm vào cảnh ngộ đó ở V-League lẫn giải hạng nhất.
Phải là người trong cuộc mới cảm nhận được đó là những khoảnh khắc hết sức nặng nề. Nó khiến các cầu thủ căng cứng, mất đi sáng tạo cũng như dễ dẫn đến sai sót trong thi đấu. Do đó, đây là lúc mà ban huấn luyện phải tìm cách gợi mở, nói chuyện để xóa đi sự nặng nề trong lòng các cầu thủ.
Thông thường trên sân tập khi ấy, thay cho những bài tập quen thuộc là những trò chơi vận động để giúp cầu thủ tìm lại sự lạc quan.
Cầu thủ không chỉ cần sự khéo léo của đôi chân, bởi đôi chân chỉ thật sự mang lại hiệu quả tối đa nếu tinh thần của họ có được sự sảng khoái khi bước vào trận đấu. Và chỉ có cầu thủ mới thấu hiểu được cái sai của họ sẽ kéo dài, nghiêm trọng hơn khi vào trận với cái đầu nặng trĩu.
Họp báo sau trận thua Trung Quốc 2-3, HLV Park Hang Seo đã nhận sai trong việc thay người. Đó cũng là liệu pháp tâm lý mà ông sẻ chia sức ép cho cầu thủ.
Ba ngày qua, chắc chắn rằng ông Park và các cộng sự đã có những liệu pháp tâm lý thích hợp giúp các tuyển thủ lấy lại sự thăng bằng tâm lý. Hy vọng khi đối đầu với chủ nhà Oman, đôi chân của các tuyển thủ Việt Nam sẽ thanh thoát hơn".
SĨ HUYÊN ghi
FPT Play là đơn vị sở hữu trọn vẹn bản quyền phát sóng 60 trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại thứ 3 World Cup - khu vực châu Á, AFC Asian Qualifiers - Road to Qatar, trong đó có 10 trận tuyển Việt Nam góp mặt. Khán giả có thể theo dõi trực tiếp trọn vẹn toàn bộ giải đấu tại:
App FPT Play: https://fptplay.vn/ung-dung/download
YouTube: https://www.youtube.com/playlist?list=PL19gf5ZottsromUH6DXSiWV9v9xuCLDEn
Website: fptplay.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/truyenhinhfptplayofficial
TTO - Sau những chỉ trích về sử dụng nhân sự của HLV Park Hang Seo, người hâm mộ muốn thấy một đội tuyển Việt Nam tươi mới hơn trước chủ nhà Oman trong trận đấu vào 23h hôm nay (12-10, FPT Play, VTV6 THTT).
Xem thêm: mth.7255339021011202-man-teiv-neyut-auc-mat-auv-uht-iod-namo/nv.ertiout