vĐồng tin tức tài chính 365

Quyết liệt "trị bệnh" có tiền không chịu tiêu

2021-10-13 07:27

Giải ngân vốn ODA rất thấp

Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục sau thời gian dịch bệnh kéo dài, đầu tư công được xem là một trong những đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, hết 9 tháng năm nay, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của cả nước mới chỉ đạt khoảng 18%. Tỷ lệ này rất thấp và đại diện Bộ Tài chính khẳng định năm nay giải ngân nguồn vốn này không thể đạt kế hoạch đề ra.

Theo đó, 9 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của các bộ ngành mới chỉ đạt hơn 19%, và dự kiến sẽ không đạt được mục tiêu cả năm. Còn với các địa phương, cả năm cũng dự kiến chỉ giải ngân xấp xỉ 36,5% kế hoạch được giao. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nguyên nhân chính đến từ các yếu tố chủ quan. Đó là quá trình triển khai các thủ tục thực hiện dự án, từ khâu chuẩn bị, tới giải phóng mặt bằng, đấu thầu, ký kết hợp đồng… tất cả đều chậm.

Quyết liệt trị bệnh có tiền không chịu tiêu - Ảnh 1.

Hết tháng 9 năm nay, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của cả nước mới chỉ đạt khoảng 18%.Ảnh minh họa - Nguồn: Dân trí.

Công tác lập kế hoạch vốn ODA chưa tốt

Điều đáng nói là đến thời điểm này, có tới 7/13 bộ ngành chưa giải ngân được đồng vốn ODA nào. Có 9/13 bộ ngành đã có văn bản đề nghị trả lại vốn với số tiền hơn 8.000 tỷ đồng. Bộ Tài chính đánh giá, đây là năm có lượng vốn trả lại của các bộ ngành lớn nhất từ trước tới nay.

Theo đại diện Bộ Tài chính, đến ngày 6/10 vừa qua, Bộ này đã nhận được 9 văn bản của các bộ, ngành đề nghị trả lại kế hoạch vốn hơn 8.000 tỷ đồng, chiếm đến 44% kế hoạch được Thủ tướng giao. Việc này đặt ra vấn đề về công tác lập kế hoạch vốn còn chưa tốt.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết: "9/13 bộ có trả kế hoạch mà đều là bộ lớn, rõ ràng ở đây có vấn đề liên quan đến công tác phân bổ kế hoạch. Phân bổ vốn cho các dự án là có vấn đề".

Công tác kế hoạch vốn chưa tốt dẫn đến không có dự toán để giải ngân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện nguồn vốn ODA được đại diện Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính nêu ra. Thậm chí, dù đã hết 9 tháng của năm nay nhưng còn nhiều khoản vốn vẫn chưa được một số bộ ngành, địa phương phân bổ vốn chi tiết. Bên cạnh đó, việc chậm hoàn thành các thủ tục của dự án thuộc về trách nhiệm của các chủ dự án và ban quản lý dự án.

Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn vay ODA hầu hết đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động nguồn nhân lực. Trong bối cảnh dịch bệnh, các công việc này đều bị ảnh hưởng khiến tiến độ thi công tại các công trình bị chậm lại.

Linh hoạt các giải pháp giải ngân vốn ODA

Đến thời điểm hiện tại, khi các địa phương đã nới lỏng giãn cách và từng bước mở cửa để khôi phục kinh tế thì nhiệm vụ giải ngân vốn ODA cần phải được thực hiện một cách quyết liệt hơn nữa trong giaii đoạn nước rút 3 tháng cuối năm.

Dự án kênh nối đáy Ninh Cơ, tỉnh Nam Định là dự án đường thuỷ trọng điểm của khu vực Bắc Bộ, được giao 400 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới World Bank. Khởi công từ tháng 2/2021, đến nay dự án đã giải ngân đạt 57%. Đại diện Ban quản lý dự án đường thuỷ Bộ GTVT cho biết, với phương châm phân bổ nhân lực bám công trường trong suốt thời gian giãn cách xã hội để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc.

Ông Dương Thanh Hưng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường thuỷ, Bộ GTVT, cho biết: "Điều quan trọng nhất là chúng tôi tập trung tháo gỡ cho các nhà thầu tại công trường về vấn đề nhân sự, thiết bị và phương tiện thi công để đến công trường hợp lý nhất và như vậy, tiến độ giải ngân chúng tôi cam kết sẽ đạt yêu cầu đề ra".

Quyết liệt trị bệnh có tiền không chịu tiêu - Ảnh 2.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội trên diện rộng, các đơn vị chuyển phát không thể vào các vùng dự án để lấy hồ sơ giấy tờ chuyển đi phục vụ việc giải ngân. Do vậy, một số chủ đầu tư đã phải lập kênh bưu chính riêng.

Ông Mai Minh Việt, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT, nói: "Ban buộc phải thiết lập một kênh bưu chính riêng khoảng 7 điểm trung chuyển trên toàn tuyến khi một nhà thầu đã làm xong hồ sơ rồi sẽ được đưa tài liệu về trạm trung chuyển và cứ dần dần như thế để chuyển ra đến ban".

Đến thời điểm này, Bộ GTVT giải ngân đạt hơn 49% vốn ODA. Với số vốn được giao trong năm nay hơn 4.800 tỷ đồng, đứng ở top đầu cả nước nên áp lực giải ngân từ nay cuối năm đòi hỏi phải có các giải pháp mạnh tay.

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, chia sẻ: "Chúng tôi xác định cá thể hoá trách nhiệm người đứng đầu các bộ phận từ các cơ quan tham mưu của Bộ, lãnh đạo Bộ đến các Ban quản lý dự án, các phòng quản lý dự án tại hiện trường. Một vấn đề rất lớn là sự phối hợp với các địa phương để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện đặc biệt là giải pháp mặt bằng và nguồn cung vật liệu xây dựng".

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, đối với các dự án ODA, Bộ sẽ kiểm soát chi trong vòng 3 ngày làm việc và xử lý đơn rút vốn trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đồng thời đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có cơ chế đơn giản hóa quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để thúc đẩy giải ngân vốn ODA.

Cũng để thúc đẩy giải ngân vốn ODA, Bộ Tài chính cho biết đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 79 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97 năm 2018, trong đó, có hướng tháo gỡ về giá trị tài sản thế chấp khi cho các đơn vị sự nghiệp công lập vay lại và giảm tỉ lệ vốn Trung ương cho địa phương vay lại từ 30% xuống chỉ còn 10% đối với các địa phương khó khăn.

Giải ngân vốn ODA: Cần sự hài hòa về thủ tục với các nhà tài trợGiải ngân vốn ODA: Cần sự hài hòa về thủ tục với các nhà tài trợ

VTV.vn - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, nguồn vốn ODA có vai trò hết sức quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.71523653221011202-ueit-uihc-gnohk-neit-oc-hneb-irt-teil-teyuq/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quyết liệt "trị bệnh" có tiền không chịu tiêu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools