vĐồng tin tức tài chính 365

Giao hàng xe tải theo nhu cầu tại Việt Nam: Thị trường màu mỡ đang bỏ ngỏ

2021-10-13 08:33

Thực trạng ngành vận tải Việt Nam

Ngành vận tải đường bộ đóng vai trò là xương sống của vận tải hàng hóa tại Việt Nam với gần 77% hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ theo số liệu năm 2016 của Tổng Cục thống kê Việt Nam.

Chi phí logistics ở Việt Nam chiếm gần 21% GDP của Việt Nam, cao hơn nhiều nước khác trong châu Á (khi so sánh với Singapore và Hàn Quốc mức 9.5%, Nhật Bản mức 9.0%). Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm tăng thêm chi phí hàng hóa cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Nhận ra được thực trạng này, Nhà nước có rất nhiều chính sách phát triển hạ tầng để nâng cao năng lực phục vụ ngành vận tải. Tuy nhiên đây không phải là chuyện một sớm một chiều.

Bài học xu hướng áp dụng công nghệ vào vận tải tại Trung Quốc

Khoảng 2 năm nay, dịch bệnh khiến cho tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng trên toàn thế giới. Vận tải đường bộ thương mại, cả hành khách và hàng hóa, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 do các biện pháp hạn chế vận tải được áp dụng để giảm nhẹ đại dịch và suy thoái kinh tế nói chung.

Thế nhưng có một thực tế tại Trung Quốc, bất chấp dịch bệnh, tổng lượng hàng hóa vận chuyển của nước này năm 2020 thấp hơn cùng kỳ 2019 chỉ 1,2%. Đây là số liệu từ Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương Việt Nam. Lý do chính là Trung Quốc đã "số hóa" ngành Logistics tại nước này, giúp cho tình hình vận chuyển hàng hóa vẫn suôn sẻ trong tình huống khó khăn.

Có một đặc điểm chung lớn giữa thị trường Logistics Việt Nam và Trung Quốc đó là thị trường phân mảnh. Điểm yếu thị trường này là nhiều công ty nhỏ lẻ tham gia, giá cả không rõ ràng, vận chuyển không tối ưu, thời gian xe tải phải di chuyển với thùng hàng rỗng lên tới 40% (tại Trung Quốc). Còn tại Việt Nam hiện nay, con số này lên tới 70%.

Xử lý bài toán này, tại Trung Quốc đã mọc lên những công ty khởi nghiệp ứng dụng công nghệ để kết nối các tài xế xe tải và chủ hàng. Đáng nhắc tới là Liên minh xe tải toàn diện (Full Truck Alliance) - một ứng dụng được ví như Uber của ngành xe tải. Công ty này sẽ kết nối người cần giao hàng với tài xế xe tải gần nhất thông qua ứng dụng trên điện thoại, từ đó giảm tỉ lệ xe rỗng quay đầu. Full Truck Alliance đang hợp tác với 1,3 triệu chủ hàng và 2,8 triệu tài xế xe tải, đạt doanh số 396 triệu USD trong năm 2020. Con số này cho thấy tiềm năng khủng của thị trường giao hàng xe tải "on-demand".

Và lời giải cho thị trường vận tải "on-demand" tại Việt Nam

Tại Việt Nam cũng đã manh nha xuất hiện các công ty hình thức tương tự Full Truck Alliance từ 2015. Tuy nhiên đến nay thị trường này vẫn đang trong quá trình khai phá.

Ví dụ như AhaMove - nổi danh là start-up giao hàng "on-demand" bằng xe hai bánh, thế nhưng ít ai biết xuất phát điểm ý tưởng của các nhà sáng lập công ty lại là giao hàng theo nhu cầu bằng xe tải và xe ba gác. Nhận thấy thị trường truyền thống thời điểm đó quá khó để có thể "educate", công ty này chuyển sang mảng kinh doanh như hiện tại.

Sau 5 năm lặng lẽ phát triển tại TP. HCM và được ủng hộ, start-up này mới tiếp tục khai thác thị trường giao hàng xe tải ứng dụng công nghệ tại Hà Nội. Dịch vụ này đang được các thị trường lớn như Hà Nội và TP. HCM hưởng ứng tích cực vì những tiện ích của nó.

Giao hàng xe tải theo nhu cầu tại Việt Nam: Thị trường màu mỡ đang bỏ ngỏ - Ảnh 1.

Đầu tiên, người dùng đã quá quen thuộc với việc đặt giao hàng, mua hộ đồ ăn trên ứng dụng di động. Tỉ lệ người dùng điện thoại thông minh ở Việt Nam đang ở mức 70% dân số, trong đó có tới 95% điện thoại có kết nối internet. Chính vì vậy, gọi giao hàng xe tải cho các nhu cầu cá nhân không còn là khó khăn.

Thứ hai, người dùng không cần phải mặc cả vì giá của mỗi chuyến đã hiện rõ trên ứng dụng. Đặc biệt trong thời gian đại dịch và giãn cách xã hội vừa qua, giá vận chuyển hàng bằng xe hai bánh tăng cao chóng mặt, giao hàng bằng xe tải giá rẻ hơn và chứa được nhiều hàng hơn lại trở thành "cứu cánh".

Tiếp theo, ứng dụng AhaMove vẫn cung cấp dịch vụ giao hàng xe tải đa dạng lên tới 2 tấn và đặc biệt xe Van với trọng tải 500kg - thoải mái hoạt động trong khung giờ cấm tải cũng là một điểm cộng.

Chỉ trong 2 tháng xuất hiện tại Hà Nội ứng dụng này đã phục vụ hơn 4000 khách hàng với trung bình mỗi ngày 300 đơn hàng. Đại diện AhaMove chia sẻ "rất kỳ vọng vào thị trường Hà Nội, đặc biệt là sau dịch và giãn cách". Bởi ngoài việc là thành phố lớn thứ nhì cả nước, Hà Nội cũng là thị trường chính của các mặt hàng nông sản đưa về từ khắp các tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương,… Chính vì vậy, chỉ cần giải quyết được nhu cầu giao hàng khối lượng lớn và cồng kềnh trong nội thành thôi cũng là một con số khổng lồ.

Có thể thấy thị trường này vẫn còn quá nhiều tiềm năng chưa khai thác, cũng chưa có những tên tuổi lớn ở nước ngoài nhảy vào chia thị phần. Tương lai của thị trường này hứa hẹn những kết quả sáng chói cho những nhà đầu tư, tương tự như những thành công mà Full Truck Alliance gặt hái được tại thị trường Trung Quốc.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.46272756121011202-ogn-ob-gnad-om-uam-gnourt-iht-man-teiv-iat-uac-uhn-oeht-iat-ex-gnah-oaig/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giao hàng xe tải theo nhu cầu tại Việt Nam: Thị trường màu mỡ đang bỏ ngỏ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools