Cá chết hàng loạt tại đầm phá Mar Menor hồi tháng 8-2021 - Ảnh: REUTERS
Mar Menor được mệnh danh là thiên đường đầm phá, một trong những đầm phá nước mặn lớn nhất châu Âu và thu hút nhiều du khách.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, cư dân quanh đầm phá đã phải cầu cứu vì cá chết hàng loạt dạt vào bờ và bốc mùi hôi thối không ai chịu nổi.
Hình ảnh những vùng nước đục ngầu và hàng tấn cá chết, ruồi nhặng bu đầy đã gây ám ảnh nhiều người khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Tây Ban Nha.
Các nhà khoa học cho rằng sự phát triển quá mức của các loại tảo đã giành mất oxy khiến cá chết hàng loạt.
Chính quyền địa phương và trung ương thì ngầm đổ lỗi cho các hoạt động canh tác nông nghiệp khi cấm nông dân sử dụng phân bón trong bán kính 1,5km từ đầm phá.
Tuy nhiên, theo báo Guardian ngày 13-10, "thủ phạm" hủy diệt đầm phá khả năng cao là hàng trăm trang trại nuôi heo.
Các nhà báo từ trang Lighthouse Reports, elDiario.es và La Marea đã dành 4 tháng điều tra nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường tồi tệ nhất tại Tây Ban Nha trong vòng 10 năm qua.
Ảnh chụp từ máy bay không người lái và hình ảnh vệ tinh chụp khu vực này vào tháng 9 cho thấy chất thải của heo tràn ra các ao bùn hoặc trữ trong các hố lớn.
Điều đáng nói là các ao và hố trữ này không hề được xử lý chống thấm, theo Guardian. "Chất thải của heo đã rò rỉ trực tiếp xuống lòng đất, dẫn đến ô nhiễm tầng chứa nước", các nhà báo Tây Ban Nha lưu ý.
"Rõ ràng là nguồn ô nhiễm chính là hoạt động nông nghiệp gần đầm phá Mar Menor. Nhưng lại không thấy ai nhắc đến việc có khoảng 450 trang trại nuôi heo trong khu vực, cứ như thể các trang trại nuôi heo này được hưởng một đặc quyền vậy", bà Maria Gimenez Casalduero - một thành viên của hội đồng khu vực Murcia - tỏ ra bức xúc.
Số lượng heo nuôi tại vùng Murcia, nơi có đầm phá Mar Menor, đã tăng kỷ lục khi nhu cầu nhập khẩu thịt heo từ Tây Ban Nha tăng vọt, chủ yếu từ thị trường Trung Quốc.
Theo Guardian, nguyên nhân sâu xa là đợt dịch tả heo châu Phi bùng phát tại Trung Quốc khiến nước này mất hơn 40% tổng đàn heo do chết hoặc tiêu hủy để phòng dịch.
Theo bà Gimenez Casalduero, đã tới lúc các nhà xuất khẩu nên cân nhắc yếu tố môi trường quốc gia trong việc cung cấp các sản phẩm cho nước ngoài. "Vùng Murcia không thể trở thành nhà vệ sinh của châu Âu được", bà Gimenez Casalduero nêu quan điểm.
TTO - Trung Quốc đã xây dựng chuồng heo 13 tầng ở khu vực miền nam nước này để bảo vệ khoảng 10.000 con heo trong bối cảnh dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại.
Xem thêm: mth.86495144131011202-oeh-iart-al-ioig-eht-ahp-mad-gnoud-neiht-teid-yuh-mahp-uht/nv.ertiout