vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu cá tra khởi sắc nhưng nguy cơ thiếu nguyên liệu

2021-10-13 19:13

Nhu cầu nhập khẩu cá tra của nhiều thị trường tăng trở lại, nhưng nguy cơ thiếu nguyên liệu để xuất khẩu bởi nhiều ao đã không nuôi thả gối vụ.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) nhấn mạnh: “Nhu cầu thị trường đang tăng trở lại, nhưng trong cuối năm nay và đến quý I/2022 sẽ thiếu nguyên liệu cá tra để xuất khẩu, vì nhiều ao vừa rồi không thả lại”.

Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, để có một lứa thương phẩm cá tra đạt size  0,8 – 1kg/con theo chuẩn xuất khẩu, cần nuôi 6-7 tháng. Do đó, trong thời gian ngắn nguyên liệu xuất khẩu mặt hàng này có thể thiếu vì đã “lỡ” vụ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt này chỉ trong thời gian ngắn, mặt hàng này sẽ hồi phục khi chu kỳ nuôi thả bình thường trở lại.

Dẫn nguồn tin từ trang Undercurrent News, Vasep cho biết: Xuất khẩu cá tra dự kiến bình thường trở lại vào tháng 11 hoặc tháng 12.2021, nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trong 3 tháng thực hiện giãn cách, cá tra nguyên liệu không tiêu thụ được, bị vượt trọng lượng, vượt cỡ, mặc dù các doanh nghiệp cũng như các hộ nuôi cá tra đã cho ăn cầm cự nhằm duy trì khối lượng, kích cỡ cá ở mức phù hợp.

Mặt khác, do thực hiện giãn cách, người chăn nuôi không thu hồi được vốn nên ngưng thả gối đầu, khiến nguồn cung nguyên liệu cá tra đạt tiêu chuẩn có thể bị thiếu hụt nếu xuất khẩu cá tra khởi sắc trở lại.

Theo ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến ngày 15.9, diện tích thả nuôi cá tra đạt 3.516ha, bằng 74,3% so với cùng kỳ.

Trong đó, riêng tháng 7 và tháng 8, diện tích thả nuôi giảm 50-55% so với trước đó và giảm 25,9-33,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng cá tra thu hoạch đạt 932.000 tấn, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, nửa đầu tháng 9 giảm đến 77% so với cùng kỳ.

Hiện nay, 52/106 nhà máy chế biến cá tra tại 5 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải tạm dừng hoạt động (chiếm tỉ lệ 49%), số lao động phải nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hiện nay, các doanh nghiệp đã tích cực nuôi thả cá tra để có nguyên liệu, nhưng dự kiến phải hết quý I/2022 nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu mới ổn định trở lại.

Xuất khẩu cá tra sang Trung Đông tăng nhanh

Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Đông tăng mạnh trong gần 3 quý năm 2021, chỉ tính riêng 8 tháng năm 2021 (tháng 9.2021 không tính do hoạt động thương mại ngưng trệ vì COVID-19), tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Đông tăng 25,18% so với cùng kỳ năm trước.

Đến hết tháng 8.2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Đông đạt 56,32 triệu USD. Trong đó, Ai Cập, UAE và Saudi Arabia là ba thị trường lớn nhất của doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu sang Ai Cập và UAE đã chiếm hơn 63% tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang toàn khu vực. Hiện tại, Saudi Arabia là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 3 của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tại khu vực Trung Đông, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 6,92 triệu USD. 



Xem thêm: odl.652369-ueil-neyugn-ueiht-oc-yugn-gnuhn-cas-iohk-art-ac-uahk-taux/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu cá tra khởi sắc nhưng nguy cơ thiếu nguyên liệu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools