vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng đất đô thị để đáp ứng yêu cầu đô thị hóa

2021-10-14 07:27

Ngày 13-10, tiếp tục phiên họp thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch SDĐ năm năm (2021-2025) cấp quốc gia.

Giảm diện tích đất trồng lúa, tăng đất phi nông nghiệp

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp là hơn 27,7 triệu ha (giảm hơn 251.000 ha so với năm 2020). Riêng diện tích đất trồng lúa là 3,57 triệu ha, giảm gần 350.000 ha.

Tăng đất đô thị để đáp ứng yêu cầu đô thị hóa - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trình bày tờ trình của Chính phủ tại phiên họp ngày 13-10. Ảnh: Đ.MINH

Trong khi đó, đất phi nông nghiệp đến năm 2030 được xác định là 4,9 triệu ha (tăng hơn 965.000 ha so với năm 2020).

Theo tờ trình, đất quốc phòng hiện là hơn 243.000 ha và sẽ tăng lên gần 250.000 ha vào năm 2030 (tăng gần 46.000 ha).

Hiện Bộ Công an đang quản lý, sử dụng hơn 69.200 ha, bao gồm đất an ninh và các loại đất khác. Quy hoạch SDĐ an ninh đến năm 2030 là hơn 72.300 ha để đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc gia.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hiện trạng đất đô thị đến ngày 31-12-2020 là 2,03 triệu ha. Đến năm 2030, diện tích đất đô thị của cả nước là gần 3 triệu ha, đáp ứng yêu cầu tỉ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Trong kỳ quy hoạch 2021-2030 dự kiến sẽ tiếp tục khai thác hơn 714.000 ha đất chưa sử dụng, gồm đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất đồi núi chưa giao cho các đối tượng sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.

Chính phủ đề nghị QH cho phép UBND cấp tỉnh thực hiện việc chuyển mục đích SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Đề xuất cấp tỉnh được chuyển mục đích sử dụng đất

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của QH lưu ý quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch SDĐ quốc gia nhưng hiện nay chưa được phê duyệt.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch SDĐ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch SDĐ năm năm (2021-2025) cấp quốc gia với các quy hoạch có liên quan, hạn chế tối đa những chồng chéo, mâu thuẫn.

Tăng đất đô thị để đáp ứng yêu cầu đô thị hóa - ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Đ.MINH

Về đất trồng lúa, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá đây là loại đất đặc biệt có đặc trưng riêng về thành phần lý hóa tính, cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài.

Theo dự thảo quy hoạch, diện tích đất lúa đến năm 2030 giảm gần 350.000 ha, tập trung ở đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. “Đề nghị rà soát, hạn chế việc chuyển đổi đất lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa, tại các vùng có tiềm năng trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp” - ông Thanh nói.

Về thẩm quyền chuyển đổi mục đích SDĐ, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng đề xuất của Chính phủ là một thay đổi chính sách lớn, cần được tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng.

“Nếu không có nguyên tắc, tiêu chí, định hướng quản lý đi kèm thì có nguy cơ bị lạm dụng chính sách” - ông Thanh nói và cho rằng trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết thi hành để sửa đổi Luật Đất đai thì chưa nên đặt vấn đề này trong dự thảo nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch SDĐ.

“Trường hợp cần thiết, Chính phủ trình QH xem xét khi tiến hành sửa đổi Luật Đất đai trong thời gian tới” - Ủy ban Kinh tế tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

Chốt lại nội dung này, UBTVQH đồng ý với quan điểm của Ủy ban Kinh tế.•

Tầm nhìn phân vùng đến năm 2045

Quy hoạch SDĐ chia ra năm vùng. Theo đó, vùng trung du và miền núi phía Bắc sẽ khai thác lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, kinh tế vùng biên, du lịch, dịch vụ, bảo vệ, khôi phục rừng. Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại, các trung tâm đổi mới sáng tạo.

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung sẽ khai thác lợi thế về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, kinh tế biển… Vùng Tây Nguyên sẽ nâng cao hiệu quả diện tích cây công nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến.

Vùng Đông Nam bộ: Nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng và liên vùng, hình thành trung tâm tài chính mang tầm quốc tế, bảo vệ nghiêm ngặt rừng. Vùng ĐBSCL: Tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn… 

 

Quốc hội sẽ thảo luận về phòng chống dịch, hỗ trợ người dân

Tại phiên họp, UBTVQH cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ hai, QH khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20-10 tới.

Kỳ họp sẽ chia làm hai đợt. Đợt 1 là 11 ngày, từ ngày 20-10 đến 1-11; đợt 2 là sáu ngày, từ ngày 8 đến 13-11.

Về nội dung chương trình kỳ họp, QH sẽ nghe và thảo luận báo cáo về công tác phòng chống dịch COVID-19, một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó do đại dịch, các đại biểu cũng sẽ được báo cáo về các dự án quan trọng quốc gia theo quy định.

Về hoạt động chất vấn, Tổng thư ký QH Bùi Văn Cường thông tin đã nhận được văn bản của 54 đoàn đại biểu QH và ba đại biểu QH với 59 nhóm vấn đề chất vấn. Trên cơ sở đó, tổng thư ký đã tổng hợp báo cáo UBTVQH để lựa chọn nhóm vấn đề và người trả lời chất vấn trước khi trình QH xem xét, quyết định.

Về ý kiến đề nghị nên thay hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp bằng hoạt động “lắng nghe hiến kế của nhân dân” thông qua đại biểu QH, các đại biểu cho rằng hoạt động chất vấn tại kỳ họp này là một hình thức giám sát, để tập trung tháo gỡ khó khăn, tìm ra các giải pháp hiệu quả nên chất vấn là hoạt động nhất định phải làm.

Các đại biểu tại phiên họp cũng thảo luận, lên các phương án cho việc biểu quyết vì kỳ họp sẽ kết hợp giữa trực tuyến và tập trung.

 

Xem thêm: lmth.2361201-aoh-iht-od-uac-uey-gnu-pad-ed-iht-od-tad-gnat/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng đất đô thị để đáp ứng yêu cầu đô thị hóa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools