Cùng với việc phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện, bản quy hoạch này tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác… với quy mô phù hợp.
Trong quy hoạch điện VII điều chỉnh, nguồn điện truyền thống như thủy điện, nhiệt điện là chủ đạo, nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời chỉ chiếm khoảng 7% tổng công suất của toàn hệ thống vào năm 2020 và trên 10% vào năm 2030. Tuy nhiên, các dự án năng lượng tái tạo phát triển nhanh chóng và vượt xa so với dự kiến.
Đề án quy hoạch điện VIII vừa trình Chính phủ có nhiều thay đổi về cơ cấu tỷ lệ nguồn điện. Theo đó, năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 2/3 tổng công suất toàn hệ thống vào năm 2045.
"Quy hoạch điện VIII đẩy mạnh phát triển các nguồn điện sạch, sẽ đưa công suất của nguồn điện khí ở mức 13% hiện nay lên mức 24 - 27% vào năm 2045. Đặc biệt các nguồn từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối sẽ chiếm tỷ lệ 24 - 25% vào năm 2030", ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho hay.
Đề án quy hoạch điện VIII vừa trình Chính phủ có nhiều thay đổi về cơ cấu tỷ lệ nguồn điện. Ảnh minh họa - Nguồn: Bộ Công Thương.
Theo đề án quy hoạch điện VIII, để đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2030 sản lượng điện thương phẩm sẽ đạt khoảng 530 tỷ kWh, đến năm 2045 sẽ đạt khoảng trên 1.000 tỷ kWh. Để đạt được mục tiêu này, từ nay đến năm 2045, tổng nguồn vốn đầu tư mới cho cả nguồn và lưới điện sẽ cần khoảng 280 tỷ USD. Đây là một thách thức lớn với nền kinh tế.
Ông Hoàng Tiến Dũng nói: "Đây thực sự là một bài toán khó cho việc đảm bảo vốn để phát triển hệ thống điện và trong quy hoạch này có tính đến việc xã hội hoá đầu tư vào lĩnh vực điện lực".
"Chúng ta đã mở cửa để cho nguồn vốn tư nhân tham gia vào đầu tư phát triển lĩnh vực nguồn điện. Tôi kỳ vọng rằng với nguồn vốn tư nhân sẽ đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng nguồn điện và như vậy chúng ta kỳ vọng sẽ thực hiện tốt quy hoạch điện VIII, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế", PGS.TS Bùi Xuân Hồi - Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội bày tỏ.
Xã hội hóa, thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước được cho là giải pháp để triển khai bản quy hoạch này. Việc triển khai quy hoạch điện VIII nếu không tính toán một cách tổng thể, dài hạn và tối ưu, sẽ gây lãng phí trong đầu tư, hậu quả là tổn thất lâu dài về kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Theo đề án, giai đoạn 2021-2030, cần hơn 10 tỷ USD/năm để phát triển nguồn và lưới điện
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.96120029041011202-hcas-gnoul-gnan-neirt-tahp-gnort-uhc-iiiv-neid-hcaoh-yuq/et-hnik/nv.vtv