Bệnh trĩ đã có hàng nghìn năm trước
Những điều về bệnh trĩ có thể bạn chưa biết
Bệnh trĩ, thực chất là các mạch máu bị giãn rộng và sưng lên nằm ở phần dưới của trực tràng và hậu môn. Các mạch máu này bị sưng lên do áp lực bên trong tăng lên nên gây bệnh trĩ. Một số thủ phạm tiềm ẩn bao gồm: căng thẳng khi đi tiêu (táo bón hoặc tiêu chảy nhiều), mang thai, béo phì, ngồi lâu, v.v...
Bệnh trĩ đã có hàng nghìn năm trước
Phương pháp điều trị bệnh trĩ lần đầu tiên được ghi lại trên cuộn giấy cói Ai Cập, hướng dẫn cách điều chế thuốc mỡ làm từ lá keo đất vào năm 1700 trước Công nguyên, trong đó có nhấn mạnh rằng, sự đau đớn do bệnh trĩ có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Hơn 90% người bị trĩ cho rằng đây là chủ đề đáng xấu hổ
Chính sự im lặng và âm thầm chịu đựng khiến bệnh không được phòng chữa sớm, lúc đến bệnh viện chữa thì đã rất nặng, phải phẫu thuật đau đớn và tốn kém. Do đó, bệnh trĩ cần được quan tâm đúng mức hơn.
Bệnh trĩ cũng có những dấu hiệu cảnh báo khá đặc trưng
Một số dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ bao gồm ngứa ngáy, tiết dịch hậu môn gây mùi, khó chịu và đau rát, có máu trong phân và sưng tấy trong và xung quanh hậu môn.
Triệu chứng đau, ngứa, nóng rát khu vực hậu môn thường gặp trong bệnh trĩ
Các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra hoàn toàn có thể điều trị được
Tin vui cho bạn! Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ, hãy hành động nhanh chóng, tình trạng đau - ngứa - nóng rát do trĩ có thể được kiểm soát bằng cách điều trị thích hợp.
Có rất nhiều cách đơn giản và thuận tiện cho người bệnh, như việc lựa chọn sử dụng các loại kem bôi trĩ có thành phần được chiết xuất tự tự nhiên và an toàn, như kem bôi trĩ Procto3.
Bạn có thể thực hiện rất nhiều cách đơn giản, ngay tại nhà để điều trị bệnh trĩ, hay ngăn ngừa tái phát bệnh trĩ.
Bí quyết đưa bệnh trĩ về trạng thái bình thường không lo tái phát:
Bắt đầu từ việc kiểm soát chế độ ăn: Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và đều đặn, đồng thời giảm táo bón và tiêu chảy, cả hai đều có thể dẫn đến tình trạng tăng áp lực trong trực tràng làm bệnh trĩ tái phát. Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn có đủ chất xơ gồm các loại thực phẩm thực vật chưa qua chế biến như rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu…
Uống đủ nước: Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị nên đảm bảo cung cấp cho cơ thể trung bình 2,0 lít nước mỗi ngày.
Bia, rượu, các loại đồ uống chứa cồn không tốt cho sức khỏe nói chung và đặc biệt ảnh hưởng xấu tới những ai bị trĩ.
Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Đặc biệt tránh tình trạng ngồi quá lâu trong toilet.
Tránh ngồi lâu, ngồi nhiều là phòng tránh bệnh trĩ
Duy trì cân nặng hợp lý. Béo phì đã được chứng minh là yếu tố góp phần gây bệnh trĩ, vì làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch của trực tràng và hậu môn, thúc đẩy quá trình tăng sưng và viêm.
Tránh tình trạng rặn quá mức khi đi cầu. Đây được coi là nguyên nhân khá phổ biến làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh trĩ.
Đừng trì hoãn khi có cảm giác muốn đi tiêu.
Hãy đảm bảo vệ sinh vùng hậu môn luôn khô và sạch. Khi có thể, hãy ngồi trên gối hoặc đệm, vật liệu mềm và êm.
Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp các tĩnh mạch, máu ở khu vực hậu môn- trực tràng lưu thông tốt. Tập thói quen đi bộ trung bình mỗi ngày 25-30 phút sẽ rất có ích trong việc phòng ngừa bệnh trĩ.
Vận động, thể dục rất tốt để phòng bệnh trĩ
Không lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ. Bởi đây là lý do khiến bạn khó điều chỉnh phân khi đi tiêu, là nguy cơ gây bệnh trĩ.
Xem thêm: mth.17762231141011202-tahp-iat-irt-hneb-augn-nagn-teyuq-ib/nv.ertiout