vĐồng tin tức tài chính 365

Mây gió không quên

2021-10-14 14:09
Mây gió không quên - Ảnh 1.

Ảnh: DUYÊN TRƯỜNG

Tác phẩm văn chương phi hư cấu này sẽ mang đến cho bạn đọc một câu chuyện rất lạ từ một người vừa là nạn nhân của dịch bệnh vừa là chứng nhân của thời cuộc, trong tương tác đa văn hóa, liên quốc gia của đại dịch toàn cầu. Chị đã trải qua những giờ phút chiến đấu sống còn với virus Corona và vượt qua nó cùng những bài học từ nước Pháp, những trải nghiệm tại Việt Nam.

Một câu chuyện ba chiều

Chiều dọc, là thời gian sinh tử: tính đúng 120 ngày, như chiếc đồng hồ cổ chạy bằng quả lắc cứ từng nhịp từng nhịp qua lại giữa sống và chết, giữa được và mất, giữa đi và về, giữa gần và xa, giữa nghe và thấy, đếm nhịp đếm phách theo một giọng trầm buồn, khắc khoải nhưng chính xác và lạnh lùng.

Chiều rộng, là bối cảnh cuộc chiến: nối liền không gian Paris - Hà Nội; nối taxi, sân bay với khoang máy bay; nối căn phòng, bancông với ngoài kia ô cửa sổ; nối máy tính, điện thoại với bản tin thời sự hằng ngày; nối xe cứu hỏa, bệnh viện với khu cách ly tập trung; nối khẩu trang, quần áo bảo hộ với những hoạt động phòng chống dịch; nối gia đình, bạn bè, người thân, quê hương với niềm tin vào đất nước và trộn lẫn với cuộc tái hiện khứ hồi có số đo ký ức bốn mươi năm Hà Nội - Paris.

Chiều sâu, là phóng sự nội tâm: với cuộc gọi tên không ngừng từ bao nhiêu xôn xao, chất chứa, dồn nén những cảm xúc hôm nay, những ám ảnh hôm qua của một người đang lắng nghe từng thớ thịt, từng ô phổi, từng hạt máu của cơ thể; đang lắng nghe từng sợi nhớ, sợi thương, từng tiếng nấc của cõi nhớ; đang lắng nghe từng cơn sóng, cơn bão, cơn địa chấn diễn ra trước mắt: cô đơn, đau đớn, tuyệt vọng, bất lực, phẫn nộ, tiếc nhớ, bình tâm, mong chờ, tin tưởng, hy vọng, khát khao...

Một ghi chép ba cạnh

Chân thực: như bản tường trình khách quan, đáng tin cậy từ một người trong cuộc nhỏ bé trước vấn đề không của riêng ai với đầy ắp thông tin, phân tích, thống kê, giả thuyết, chứng cứ, lý giải và những câu chuyện mắt thấy tai nghe trong đặc quánh, đông cứng của đại dịch toàn cầu.

Xúc động: từ cuộc giằng xé cội rễ bên trong, xung đột giữa lằn ranh của sinh tử làm bật lên những khác biệt, những bất xứng, những đối cực trong thế giới hiện đại muôn màu vốn chất đầy bất cập, mâu thuẫn, nghịch lý của văn minh thường lên tiếng nhân danh giá trị con người.

Bất ngờ: vì sự đặc sắc của chất thơ hòa chất văn, được năng lượng của một người vừa hồi sinh từ cõi chết thổi bùng lên sức mạnh bên trong của hai nền văn hóa Việt - Pháp, làm bật tung, làm tuôn trào những liên tưởng, biểu tượng, so sánh, ẩn dụ, định danh, chơi chữ... với một văn phong ít gặp, có tiết tấu, nhịp điệu bất chấp mọi ràng buộc của bố cục xưa cũ, đảo chiều liên tục thời gian và không gian, gây khó cho những ai muốn tìm cách xác định thể loại: vừa nhật ký, vừa tường thuật, vừa phóng sự, vừa thơ ca và... vừa là tất cả!

Sống hạnh phúc cùng nhau sau đại dịch COVID-19

Nhân dịp ra mắt sách 120 ngày Mây thì thầm với gió, lúc 19h30 ngày 14-10, NXB Trẻ tổ chức buổi trò chuyện trực tuyến "Sống hạnh phúc cùng nhau sau đại dịch COVID-19" với các khách mời từ ba đầu cầu xuyên quốc gia: tác giả Nuage Rose, nhà báo Võ Trung Dung (Paris, Pháp); nhà văn Nguyễn Trương Quý, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp (Hà Nội) và nhà báo Dương Thành Truyền (TP.HCM). Chương trình phát trực tiếp trên fanpage NXB Trẻ, phát lại trên YouTube, Spotify...

Cuộc hội ngộ Pháp - Việt trên trang sách

hong van1

Tác giả Nuage Rose (Hồng Vân) là cây bút nữ hai quốc tịch Pháp - Việt, sinh ra ở Hà Nội, đang sống và làm việc tại Paris.

Chị đã xuất bản tự truyện Ba áng mây trôi dạt xứ bèo (NXB Trẻ, 2017), là nhân vật và người dẫn chuyện trong chương trình Ngày trở về 2021 - Trái tim có nắng (VTV4).

Viết lời bạt là cây bút người Pháp gốc Việt Võ Trung Dung, tổng biên tập Asia Pacifique News (Pháp).

Và bìa sách là bức tranh Phố Hàng Giấy của một họa sĩ hai dòng máu Pháp - Việt Marelino Trương Lực.

Em tôi - “người hùng” thầm lặng trong đại dịchEm tôi - “người hùng” thầm lặng trong đại dịch

TTO - Em tôi ốm o, mảnh khảnh cứ như tiểu thư trong một gia đình khá giả. Riêng giọng điệu, tính cách người Sài Gòn rặt thì không thể che giấu đâu được. Em lời ngay, ý thẳng nên lắm lúc bị cho là thiếu tế nhị.

Xem thêm: mth.86405349041011202-neuq-gnohk-oig-yam/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mây gió không quên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools