Công ty TNHH Pousung VN (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) tổ chức xét nghiệm cho lao động trong ngày đầu quay lại sản xuất - Ảnh: A LỘC
Cụ thể, từ cuối tháng 9 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp trên địa bàn bắt đầu hoạt động trở lại. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1.400 doanh nghiệp trong tổng số hơn 1.700 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã sản xuất kinh doanh (chiếm tỉ lệ hơn 80%) và trên 334.000 lao động trong tổng số trên 615.000 lao động trở lại làm việc (chiếm tỉ lệ 54,3%).
Trong số đó, nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động lớn như Tập đoàn Phong Thái, các công ty Changshin VN, Dona Standard, Taekwang vina, Pousung VN, Pouchen VN… đã quay trở lại sản xuất sau gần 3 tháng tạm dừng hoạt động.
Tuy nhiên, số lượng lao động được chấp thuận trở lại sản xuất bằng hình thức đi và về hằng ngày chưa đáng kể, dẫn tới việc doanh nghiệp vẫn thiếu hụt lao động. Do đó, các doanh nghiệp này đang tiếp tục lên phương án tuyển dụng thêm lao động trong thời gian tới.
Cũng theo DIZA, thời gian qua Đồng Nai ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho công nhân, đồng thời ban hành nhiều văn bản hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để sớm phục hồi sản xuất.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch từng bước phục hồi kinh tế - xã hội, cho phép doanh nghiệp chủ động chọn phương án sản xuất, công nhân được đi làm hằng ngày bằng phương tiện cá nhân… Những động thái này đã giúp doanh nghiệp tự tin hơn và sớm lên phương án quay lại sản xuất.
Theo một lãnh đạo DIZA nhận định, hầu hết doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn có tiềm lực tài chính vững vàng, lượng lớn công nhân gắn bó với công ty nên quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.
Dịch COVID-19 còn kéo dài, cộng đồng doanh nghiệp rất mong những người làm chính sách lắng nghe các doanh nghiệp khi xây dựng chính sách mới.
Xem thêm: mth.59204938141011202-ial-gnod-taoh-peihgn-gnoc-uhk-gnort-peihgn-hnaod-08-noh-ian-gnod/nv.ertiout