vĐồng tin tức tài chính 365

Công nhân Đà Nẵng bám trụ cùng nhà máy

2021-10-15 07:27

Chị Coor Din (người Cơ Tu, Quảng Nam) là công nhân của Công ty TNHH Pi Vina Đà Nẵng từ hai năm nay. Đợt dịch vừa qua, chị phải tạm nghỉ việc do công ty cắt giảm lao động để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Vui đến mất ngủ vì được đi làm trở lại

Mất thu nhập, cuộc sống ở trọ bí bách nên nhiều người khuyên chị về quê rồi tìm công việc khác. Nhưng chị Coor Din cũng như nhiều công nhân khác đã chọn ở lại chờ công ty hoạt động 100% vì nghĩa tình của người Đà Nẵng và muốn gắn bó với công ty trong lúc hoạn nạn.

“Trong lúc giãn cách xã hội, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của công ty và mọi người xung quanh nên cảm thấy vững tâm hơn. Hiện tại, tôi đã có việc trở lại nên rất mừng và cảm thấy như mình được hồi sinh vậy. Tiền nhà, tiền ăn, chi phí sinh hoạt sẽ dần được giải quyết, miễn là được đi làm là vui lắm rồi” - chị Coor Din cười.

Công nhân Đà Nẵng bám trụ cùng nhà máy - ảnh 1
Nhiều công nhân cho biết sẽ cố gắng tăng ca để kiếm thêm thu nhập sau thời gian phải tạm nghỉ  vì dịch bệnh. Ảnh: T.AN

Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ông Nguyễn Văn Quảng (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) và ông Lê Trung Chinh (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) đều khẳng định TP luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho DN hoạt động, đồng thời mong muốn DN sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch cũng như tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển chung của TP. 

Xem nhà máy như ngôi nhà thứ hai của mình, chị Nguyễn Thị Thủy (Công ty Mabuchi Motor Đà Nẵng) cho biết chị đã được đi làm trở lại từ hai tuần nay. “Dịch bệnh kéo dài, hai vợ chồng đều không có việc làm, mất thu nhập, hai con còn nhỏ nên cũng phải tằn tiện, xoay xở đủ kiểu. Hôm nhận được thông báo từ công ty tôi thực sự rất vui, cứ mong ngóng mãi thôi. Phía công ty cũng hỗ trợ cho mình xét nghiệm COVID-19, kết quả âm tính mới được đi làm” - chị Thủy nói.

Những ngày này, căn nhà nhỏ của ba mẹ con chị Trần Thị Bé (công nhân Công ty TNHH SX bao bì carton Hòa Bình) đã có thêm tiếng cười khi công ty chị trở lại hoạt động bình thường. Một mình chị Bé nuôi hai con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học nên dù tăng ca liên tục nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước, hụt sau. Khó khăn thêm chồng chất khi dịch bệnh bùng phát, chị nhiều lần rơi nước mắt tủi thân vì không mua nổi chiếc điện thoại tử tế cho các con học online. Biết hoàn cảnh gia đình chị, Công đoàn Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã hỗ trợ một chiếc điện thoại để giúp các con chị có thêm điều kiện học hành.

“Thiệt sự rất mừng! Hai đứa học trùng giờ nhau nên sáng nào tôi cũng phải mượn thêm chiếc điện thoại của hàng xóm cho con học. Giờ thì mọi thứ ổn rồi, công ty cũng đã hoạt động trở lại, tôi sẽ cố tăng ca để có tiền cho các con ăn học đến nơi, đến chốn. Đời tôi khó rồi, chỉ mong tụi nhỏ sau này có con chữ để bớt cực khổ” - chị Bé tâm sự.

Các nhà máy đang cần người lao động

Hiện tại, các doanh nghiệp (DN) tại Đà Nẵng đã dần trở lại với guồng quay sản xuất, nhiều đơn vị phải tăng ca, tuyển thêm người để kịp các đơn hàng cuối năm. Tuy nhiên, một trong những nỗi lo của DN hiện nay là tình trạng thiếu hụt người lao động sau dịch.

Ông Nguyễn Thanh Diệp (Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng) cho biết từ ngày 1 đến 12-10, đơn vị đã tiếp nhận 99 DN đăng ký tuyển dụng với hơn 4.000 vị trí việc làm trống. Trong đó chủ yếu là các đơn vị hoạt động trong ngành may mặc với nhu cầu tuyển 200-300 người lao động như Công ty TNHH Max Planning Vina, Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, Công ty TNHH MTV Kad Industrial S.A VIỆT NAM, Công ty CP Trung Nam Electronics Manufacturing Services…

Theo ông Diệp, sau thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó” để phòng chống dịch COVD-19, nhiều DN phải thực hiện “ba tại chỗ”, hoạt động khoảng 30%-50% công suất hoặc tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Việc này kéo theo tình trạng suy giảm lực lượng lao động khi một số người mất việc làm, phải rời khỏi thị trường lao động. Khi TP trở lại trạng thái bình thường mới, một số DN bắt đầu khôi phục sản xuất để bù đắp lại các đơn hàng đã bị trễ trước đó thì lại thiếu hụt người lao động trầm trọng.

“Nguyên nhân chủ yếu do lao động đã về quê tránh dịch nên chưa kịp quay lại hoặc có thể không quay lại. Hơn nữa, giao thông giữa các địa phương cũng chưa trở lại bình thường nên gây khó khăn nhất định cho người lao động trong vấn đề đi lại” - ông Diệp nói.

Ông Diệp cho rằng trong thời gian tới, với tốc độ tiêm chủng được bao phủ, dịch bệnh dần kiểm soát thì thị trường lao động có cơ hội để phục hồi, nhất là mấy tháng cuối năm.

Phía trung tâm sẽ tăng cường tuyên truyền tư vấn việc làm đến tận cơ sở, chú trọng đến mời gọi DN đăng ký tuyển dụng và kết nối việc làm đến với người lao động. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng các phiên giao dịch việc làm trực tuyến với các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Đắk Lắk với tần suất một phiên/tháng, riêng Quảng Trị hai phiên/tháng.

Đồng thời, trung tâm phối hợp với các tỉnh, thành nói trên để kết nối việc làm với số lao động từ các tỉnh, thành phía Nam về quê tránh dịch, phục vụ cho nhu cầu thị trường lao động của Đà Nẵng trong thời gian tới.

Chỉ mới tuyển được hơn 800 so với nhu cầu cần 20.000 lao động

Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, đợt dịch vừa qua có hơn 20.000 người lao động về quê tránh dịch và chỉ mới có một số ít quay lại làm việc. Trước nhu cầu tuyển dụng của các DN, sở đã đăng tải thông tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng của TP và tại trung tâm dịch vụ việc làm để giúp người lao động tìm kiếm, lựa chọn việc làm thuận lợi hơn. Nhưng hiện mới có hơn 800 người lao động đăng ký tìm việc, chưa đáp ứng được nhu cầu. 

Xem thêm: lmth.0481201-yam-ahn-gnuc-urt-mab-gnan-ad-nahn-gnoc/ioh-ax/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công nhân Đà Nẵng bám trụ cùng nhà máy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools