vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ sở để Bộ Công an yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản nghệ sĩ làm từ thiện

2021-10-15 12:08

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, cơ quan công an được quyền yêu cầu ngân hàng rà soát, sao kê tài khoản của ca sĩ làm từ thiện, phục vụ điều tra.

Như Lao Động đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có công văn yêu cầu Thanh tra, Giám sát ngân hàng rà soát các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tài khoản các nghệ sĩ liên quan đến vấn đề từ thiện.

Về vấn đề trên, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật thì các tổ chức tín dụng nói riêng và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nói chung có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, không được phép chia sẻ, cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ ba nếu như không được khách hàng đồng ý.

Việc lộ lọt thông tin khách hàng trong các tổ chức tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tài sản của khách hàng nên việc bảo mật thông tin tài khoản khách hàng trong các tổ chức tín dụng được quy định rất chặt chẽ. Hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng bị tố cáo, có nghi ngờ liên quan đến các hoạt động tội phạm thì cơ quan điều tra có quyền thu thập các thông tin. Các tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng của tổ chức, cá nhân.

Ngân hàng có trách nhiệm phải phối hợp và cung cấp thông tin với cơ quan chức năng. Việc cung cấp thông tin phải trung thực, đầy đủ, kịp thời để phục vụ công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

"Bởi vậy trong vụ việc này, cơ quan điều tra Bộ Công an hoàn toàn có quyền yêu cầu tất cả các ngân hàng cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải cung cấp thông tin tài liệu, làm căn cứ để cơ quan điều tra xem xét làm rõ bản chất sự việc, làm cơ sở giải quyết", luật sư Cường cho biết.

Tại Điều 5 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm...

Kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát...

Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu, đồ vật có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự...

Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

Trong khi đó, Điều 88 của Bộ luật này cũng quy định, để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền thu thập chứng cứ theo quy định; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án...

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án...

Xem thêm: odl.758369-neiht-ut-mal-is-ehgn-naohk-iat-ek-oas-gnah-nagn-uac-uey-na-gnoc-ob-ed-os-oc/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơ sở để Bộ Công an yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản nghệ sĩ làm từ thiện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools