Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021 - Ảnh: VGP
Ngày 15-10, lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 - sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 91 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngày phụ nữ Việt Nam (20-10). Tham dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh.
Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm nay được trao cho 6 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa, y học, công tác xã hội, phát triển cộng đồng. Với chủ đề "Phụ nữ khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP", thu hút 1.549 đề xuất dự án/ý tưởng tham gia, lễ trao giải năm nay đã vinh danh 24 dự án tiêu biểu.
Điều đặc biệt của cuộc thi năm nay là sự hưởng ứng tham gia tích cực của những phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ hoàn lương; 45% dự án/ý tưởng là của phụ nữ dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn; 10% dự án là sản phẩm OCOP, đạt chuẩn từ 3 sao trở lên cùng 24 dự án của các em nữ sinh viên các trường đại học trên cả nước…
Đánh giá cao ý nghĩa của cuộc thi, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chúc mừng cá nhân, tập thể đoạt giải, những tấm gương đại diện cho những người phụ nữ bình dị nhưng chất chứa những khát khao mãnh liệt, mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống.
Ngay trong những ngày cả nước chung sức, đồng lòng phòng chống đại dịch COVID-19, phụ nữ Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước đã dũng cảm, nhiệt tình tham gia hỗ trợ giúp đỡ đồng bào.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh khởi nghiệp đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, coi trọng, trong đó có Việt Nam, bởi đây là động lực chính để thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, chiến lược để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ, chuyển đổi số, nhằm tạo thuận lợi cho môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam.
Ông cũng đánh giá cao sự nỗ lực của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong triển khai đề án của Chính phủ về "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp", lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tới được những người phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; với 51% đề án tham gia dự thi là của phụ nữ dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV, phụ nữ hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng…
"Đây là ý tưởng rất nhân văn và là quyết tâm cao của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc đề ra các giải pháp để "không ai bị bỏ lại phía sau". Con số hơn 47.000 phụ nữ được hỗ trợ trong khuôn khổ đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trong những năm qua là minh chứng rõ nét nhất của sự lan tỏa đó" - Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện tốt hơn nữa các chính sách đối với sự phát triển của phụ nữ nói chung và phụ nữ khởi nghiệp nói riêng; đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cấp hội tiếp tục sáng tạo, mở rộng kết nối, chủ động hợp tác với các bộ, ngành, doanh nghiệp để triển khai hiệu quả hơn nữa đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" để ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân phụ nữ khởi nghiệp thành công.
TTO - Tại thị trường châu Á Thái Bình Dương, phụ nữ ở các quốc gia Indonesia, Philippines và Việt Nam đã đạt được sự bình đẳng với nam giới về năng lực tham gia khởi nghiệp.
Xem thêm: mth.62510405151011202-peihgn-iohk-ohk-touv-un-uhp-hnad-hniv/nv.ertiout