14% người dùng Việt bắt đầu dùng thanh toán số trong đại dịch - Ảnh minh họa
Báo cáo với tiêu đề "Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương" đã nghiên cứu sự tương tác của người dùng trong khu vực với các phương thức thanh toán trực tuyến hiện có tại đây và xem xét thái độ của họ đối với các phương thức.
Từ đó làm cơ sở tìm hiểu các yếu tố tạo thuận lợi hoặc cản trở việc áp dụng công nghệ này.
Nghiên cứu mới từ Kaspersky cho thấy xu hướng sử dụng ví điện tử và dịch vụ ngân hàng di động trong khu vực đang theo sát việc sử dụng tiền mặt.
Một trong những phát hiện quan trọng của nghiên cứu là phần lớn (90%) những người châu Á được hỏi đã sử dụng ứng dụng thanh toán di động ít nhất một lần trong 12 tháng qua, khẳng định sự bùng nổ của công nghệ fintech trong khu vực. 15% trong số đó mới bắt đầu sử dụng các nền tảng này sau đại dịch.
Philippines ghi nhận tỷ lệ người lần đầu sử dụng tiền điện tử cao nhất ở mức 37%, tiếp theo là Ấn Độ (23%), Úc (15%), Việt Nam (14%), Indonesia (13%) và Thái Lan (13%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 5%, Hàn Quốc 9% và Malaysia 9%.
Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở khu vực APAC. Từ trước khi đại dịch xảy ra, các nền tảng địa phương hàng đầu của Trung Quốc là Alipay và WeChat Pay được ứng dụng rất rộng rãi và trở thành hình mẫu cho các quốc gia châu Á.
Những người tham gia khảo sát cũng nói rằng các nền tảng này giúp họ thanh toán trong thời gian giãn cách xã hội (45%) và đây là cách duy nhất họ có thể thực hiện các giao dịch tiền tệ trong thời gian này (36%). 29% người dùng cho rằng các cổng thanh toán số hiện an toàn hơn so với thời gian trước đại dịch COVID-19.
Tỷ lệ người dùng đánh giá cao các ưu đãi và chương trình điểm thưởng từ nhà cung cấp cũng đạt giá trị tương đương...
TTO - Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi sang các hình thức thanh toán không tiền mặt cho các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Tiềm năng của các xu hướng này đối với nhóm người dùng trẻ là rất lớn.