vĐồng tin tức tài chính 365

Giá nguyên liệu đầu vào "phi mã", tăng từ vuông tôm đến cám chăn nuôi

2021-10-16 13:18

Khi dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, các doanh nghiệp bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó vì nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt

Bà Nguyễn Thị Lập (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cho biết, giữa năm 2018, khi đàn lợn của gia đình xuất chuồng thì giá rớt còn khoảng 30.000 đồng/kg. Bán cả đàn hàng trăm con lợn, bà phải chịu lỗ gần 400 triệu đồng. Đến đầu năm 2019, bà vay mượn khoảng 240 triệu đồng để vào đàn 300 con giống.

Nhưng đến tháng 4.2019, đàn lợn đã được 3 tháng, ngốn thêm khoảng 900 triệu đồng thì lăn ra chết la liệt do dịch tả.

"Dù địa phương hỗ trợ, nhưng tôi vẫn phải chịu lỗ thêm khoảng 500 triệu đồng" - bà Lập nói và cho biết, mới quay lại tái đàn sau hơn một năm bỏ chuồng thì lại gặp phải "cơn lốc" tăng giá thức ăn chăn nuôi, trong khi giá lợn hơi giảm mạnh. Tính ra, hiện mỗi con lợn xuất chuồng, bà chịu lỗ nửa triệu đồng.

Ông Trần Văn Ngũ (Bắc Ninh) - chủ trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khoảng 500 con lợn thịt - cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 9 trong năm qua khiến ông thua lỗ. Nên đến thời điểm hiện tại, mặc dù gần cuối năm nhưng gia đình ông chưa có kế hoạch nuôi lại.

"Chi phí nuôi một con lợn từ khi vào giống đến khi xuất chuồng mất khoảng 3-3,5 triệu đồng tiền cám, nhưng hiện nay chi phí này đã lên mức 5-5,5 triệu đồng. Với mức giá hiện tại, phần lớn người dân đều bán sớm, chấp nhận bỏ chuồng đợi giá thức ăn xuống mới tính tiếp" - ông Ngũ nói.

Nguyên liệu đầu vào tăng giá khiến người nuôi lợn lỗ nặng. Ảnh: Thế Hưng
Nguyên liệu đầu vào tăng giá khiến người nuôi lợn lỗ nặng. Ảnh: Thế Hưng 

Hiện nhiều người chăn nuôi gia cầm cũng lao đao khiến nhiều người bỏ chuồng. Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ - cho biết: "Gà lông trắng hiện có giá chỉ khoảng 7.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi không bán được. Tính sơ bộ đang tồn khoảng 7-8 triệu con gà công nghiệp chưa tiêu thụ được". Đồng thời, theo ông Quyết, giá thức ăn tăng cao là nguyên nhân chính khiến người nuôi gà lỗ nặng.

Ngành gỗ cũng bị ảnh hưởng

Hiện các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ cũng "đau đầu" với bài toán tương tự khi giá thành nhập khẩu gỗ từ thị trường nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tăng mạnh từ đầu năm đến nay.

Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2021, tại thị trường Mỹ, giá gỗ xẻ và gỗ dương nhập khẩu tăng 21%; gỗ sồi tăng 12%, gỗ óc chó tăng 13%... gỗ nhập khẩu từ thị trường Chile cũng tăng 16% (gỗ xẻ), trong đó giá gỗ thông tăng 17%...

Ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Công ty cổ phần Sunpla, một doanh nghiệp sản xuất khuôn mẫu và linh kiện nhựa ở Bắc Giang - chia sẻ, đầu vào sản xuất tăng gây khó cho doanh nghiệp. Bởi đối với những sản phẩm gia công, 80% giá trị sản phẩm là nguyên vật liệu.

Vị này lý giải, Việt Nam đang chịu biến động của giá nguyên vật liệu thế giới rất lớn bởi đa số đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Không chỉ tăng giá, nhiều nguyên liệu đầu vào còn khan hiếm, không mua được.

Về giải pháp trước mắt theo ông Cường, doanh nghiệp có thể chuyển sang hướng chỉ nhận gia công, nguyên vật liệu đối tác tự cung ứng. Đối với các sản phẩm doanh nghiệp tự lo nguyên liệu, có thể đàm phán, thảo luận với khách hàng.

Về thuỷ sản, "không chỉ tăng giá mà còn khan hiếm. Doanh nghiệp làm cầm chừng. Làm cũng lỗ mà không làm thì càng điêu đứng hơn, nên chúng tôi vẫn phải tìm mọi cách để duy trì sản xuất" - ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Công ty Thủy sản Thuận Phước, cho hay.

Công ty của ông Lĩnh hiện chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu, trong đó tôm là chính. Không chỉ khó khăn ở khâu thu mua nguyên liệu vì giá cao và khan hiếm, ông Lĩnh cho hay, chi phí còn đang bị đẩy lên ở khâu lưu thông.

"Giá tôm tính ra tăng khoảng 30-40%. Chi phí vận chuyển đắt lên gấp đôi. Thậm chí, có những tuyến đường xuất khẩu trước đây chỉ phải trả 2.000 USD, nay lên cả chục lần, còn lại chủ yếu tăng gấp 3-4 lần" - ông Lĩnh nói.

Về giải pháp ứng phó, Chủ tịch Thủy sản Thuận Phước nói rằng, vẫn cố gắng đàm phán với đối tác, kêu gọi sự chia sẻ nhưng cơ bản rất khó.

Tính chung 9 tháng năm nay, cán cân thương mại hàng hóa ước nhập siêu 2,13 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhập siêu trong 9 tháng năm nay được Bộ Công Thương cho biết là kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tăng, các doanh nghiệp của ta đã tăng lượng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất.

Đồng thời, giá cả hàng hóa thế giới tăng nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, góp phần tăng kim ngạch nhập khẩu.

Xem thêm: odl.932469-ioun-nahc-mac-ned-mot-gnouv-ut-gnat-am-ihp-oav-uad-ueil-neyugn-aig/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags: vay

“Giá nguyên liệu đầu vào "phi mã", tăng từ vuông tôm đến cám chăn nuôi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools