Trong năm 2020, rất nhiều người đã phải giảm đáng kể việc mua sắm xa xỉ và đi du lịch mà chỉ tập trung nhiều vào hàng thiết yếu. Nhưng giờ đây, khi việc tiêm phòng đã được thực hiện và dịch bệnh cũng giãn bớt thì cũng là lúc họ bắt đầu tiêu tiền.
Ảnh: Pexels
Sự bùng nổ ở Trung Quốc và Hàn Quốc
Trung Quốc hiện là một trong những thị trường lớn nhất, giàu tiềm năng nhất đối với các nhãn hàng. Nhu cầu của người dân đất nước tỷ dân cho nhóm hàng xa xỉ không ngừng tăng bất chấp đại dịch. Hãng Tiffany mới đây cho biết Trung Quốc đang trở thành điểm sáng trong mảng kinh doanh trang sức với doanh số bán lẻ tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.Sự bùng nổ ở Trung Quốc và Hàn Quốc
Louis Vuitton cũng ghi nhận doanh số bán hàng không có dấu hiệu chậm lại bất chấp lo ngại của các nhà đầu tư, đạt mức tăng trưởng 24% so với năm 2020. Chủ sở hữu của của thương hiệu này cho biết quá trình phục hồi của ngành hàng xa xỉ rất khả quan bất chấp lo ngại về suy thoái kinh tế ở Trung Quốc. Hành vi của người tiêu dùng ở đất nước này có rất ít thay đổi trong 3 tháng tính đến tháng 9 vừa qua, theo Financial Reporter.
Levi’s, thương hiệu quần áo lâu năm thì cho biết doanh thu của hãng trong quý II của tài khóa 2020 - 2021 (kết thúc vào tháng 11/2021) cao hơn dự đoán của các nhà phân tích. Doanh thu bán hàng ở Mỹ và Trung Quốc đều đã vượt mức của năm 2019. Cùng với đó, hãng trang sức và đồng hồ Thụy Sĩ Richemont đã mở lại 462 cửa hiệu ở Trung Quốc và đều chứng kiến nhu cầu tăng mạnh.
Ảnh: Pexels |
Còn ở Hàn Quốc, Chanel vừa mới đưa ra quy định sẽ chỉ bán cho mỗi người dân ở xứ kim chi 1 sản phẩm túi mỗi năm trong nỗ lực duy trì tính độc quyền theo phương châm “hàng thật là hàng hiếm, hàng hiếm là hàng thật” của hãng. Thương hiệu thời trang nổi tiếng sẽ áp dụng đối với 2 mẫu túi xách phổ biến nhất là túi nắp gập Timeless Classic và Coco Handle.
Biện pháp này được đưa ra sau khi Chanel nhận thấy số lượng túi bán lại ngày càng nhiều. Tại các cửa hàng bách hóa lớn ở Seoul, có hàng dài người xếp hàng từ sáng sớm để chờ mua túi, họ sẽ ùa vào bên trong ngay khi cửa hàng vừa mở. Trước đó, Chanel đã tăng giá bán túi 3 lần trong năm nhưng người tiêu dùng Hàn Quốc dường như vẫn không quan tâm, đưa lợi nhuận hoạt động của hãng này tăng thêm 34% lên 149,1 tỷ won vào năm ngoái, theo Korea Times.
Giáo sư tiếp thị Kim Yae-ri tại Đại học Sejong Cyber cho biết, đại dịch dường như đã góp phần tạo ra hiện tượng này. “Mọi người đang cố gắng thỏa mãn mong muốn của mình thông qua các hình thức tiêu dùng đa dạng, nhưng giờ đây, các kênh này bị hạn chế do đại dịch, như du lịch là một ví dụ. Do đó, người dân chuyển hướng nhiều hơn sang hàng xa xỉ, thứ mà họ coi là biểu tượng đại diện cho danh tính của mình”.
Ảnh: Jennierubyjane / Instagram |
Tại thị trường Việt Nam
Sau đợt bùng phát dịch bệnh ở TP HCM nói riêng và cả nước nói chung vừa qua, ngành bán lẻ đã bị tác động với việc nhiều cửa hàng của các nhà bán lẻ buộc phải đóng cửa. Tuy vậy, theo nhận định của giám đốc Savills Hà Nội - Matthew Powell - trong ngành hàng xa xỉ, sự nhạy cảm về giá của người mua là khá thấp. Thương hiệu vẫn có thể tăng giá 10 - 20% mà vẫn có khách hàng muốn sở hữu. Việc tăng giá sản phẩm của các thương hiệu xa xỉ thường không ảnh hưởng trực tiếp lên quyết định mua hàng bởi khách hàng của họ sẵn sàng và luôn có khả năng mua.
Theo báo Công Thương, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành thị trường bán lẻ đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư nhất trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu trong 10 năm trở lại đây. Những thương hiệu thời trang như Uniqlo, Zara đang thu hút một lượng lớn các khách hàng tại các phân khúc khác nhau. Một cửa hàng Uniqlo có thể rộng trên 5.000 m2 và đáp ứng đầy đủ các loại thời trang từ trẻ em đến người lớn, nam và nữ.
Ảnh minh họa: Pexels |
Ở Việt Nam thời gian qua, do những hạn chế đi lại, khách mua hàng hiệu chủ yếu đặt hàng trong nước hoặc nhờ gửi về từ nước ngoài. Theo Hải Phương, một người bán chuyên nhận order đồ dùng đắt tiền ở Hà Nội, trong đại dịch cửa hàng vẫn có khách hàng thường xuyên nhưng gặp khó khăn vận chuyển sản phẩm về nước và giao hàng, khiến thời gian hàng đến tay người mua dài gấp đôi so với trước đó. Hiện tại, khi Hà Nội đã nới lỏng quy định giãn cách, thì khách hàng cũng tìm đến cô nhiều hơn với mong muốn được diện đẹp khi đi làm và ra ngoài chơi.
Ngược lại, các cửa hàng thuộc thương hiệu lớn trong nước vẫn chưa có ghi nhận về doanh số sau đợt bùng dịch. Báo cáo của MBS cho biết Vincom Retail đang tạm thời đóng cửa 47 trong số 80 trung tâm thương mại từ cuối tháng 5, đồng thời dự kiến chi tối đa 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm để hỗ trợ khách thuê trong 2021.
Nhân viên của một cửa hàng Chanel ở TP HCM cho biết cửa hàng đến ngày 15/10 vẫn chưa mở trở lại. Tuy nhiên, họ vẫn kỳ vọng sẽ bán được nhiều hàng khi cuộc sống bình thường mới được thiết lập.
Khách hàng của Hải Phương đã bắt đầu quay lại đặt hàng nhiều sau giãn cách. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Phương Kim
Người đồng hành
Xem thêm: nhc.81590239161011202-ual-auq-gnort-gnas-ueiht-caig-mac-iv-uht-art-mas-aum-ox-od/nv.zibefac