Một trong số những dụng cụ test nhanh đang bán trên mạng - Ảnh: HVV
Thứ trưởng Bộ Y đề Trần Văn Thuấn vừa ký công văn đề nghị các cơ sở sản xuất/nhập khẩu test xét nghiệm COVID-19 báo cáo thông tin khả năng cung ứng, giá bán tại thời điểm hiện tại (bao gồm cả sản phẩm chưa được cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số lưu hành cơ sở có nhu cầu kinh doanh).
Trong đó, các đơn vị báo cáo về khả năng cung ứng test xét nghiệm COVID-19 (tên, chủng loại test xét nghiệm, hãng, nước sản xuất/ cung ứng, thông tin về lưu hành sản phẩm, thông số kỹ thuật của sản phẩm, khả năng cung ứng theo tháng, giá bán, các thông tin khác có liên quan).
Đồng thời, báo cáo về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sản xuất/nhập khẩu test xét nghiệm COVID-19 (nếu có).
Bộ Y tế đề nghị các cơ sở ký, tên đóng dấu các văn bản, tài liệu gửi về Bộ Y tế trước 16h ngày 17-10 và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của toàn bộ thông tin công bố với Bộ Y tế.
Bộ Y tế sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ, đồng thời thông báo cho các đơn vị, địa phương thông tin test xét nghiệm COVID-19 (đã được cấp phép) để tham khảo trong quá trình quyết định mua test xét nghiệm COVID-19.
Thời gian qua giá test xét nghiệm đã giảm dần, so sánh giữa báo giá cuối tháng 8-2021 và tháng 7, đã có 3 loại test nhanh giảm giá từ 20-70.000 đồng/test.
TP.HCM: Hơn 1,6 triệu người cần tiêm mũi 2, học sinh huyện Cần Giờ được đi học lại
Theo số liệu thống kê mới đây của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, hiện TP có hơn 1,6 triệu người cần tiêm mũi 2. Số lượng vắc xin dự trù để tiêm cho mũi 2 tại TP đã có đủ.
Để nhanh chóng có thể trở lại trạng thái bình thường mới, TP cần đẩy nhanh tiến độ tiêm đủ 2 liều vắc xin cho người dân cư trú trên địa bàn.
UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương cho phép UBND huyện Cần Giờ tổ chức thí điểm dạy học trực tiếp (học sinh đến trường trở lại) trên địa bàn xã Thạnh An đối với một số khối lớp thuộc Trường Tiểu học Thạnh An và Trường THCS - THPT Thạnh An.
Trong nội dung kết luận, UBND TP giao Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, hỗ trợ huyện Cần Giờ, đặc biệt là phòng GD-ĐT huyện và ban giám hiệu 2 trường nói trên xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể, có phương án ứng phó sẵn sàng với tình huống có phát sinh ca nhiễm.
Lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch tham quan du lịch tại huyện Cần Giờ, TP.HCM ngày 2-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
UBND TP giao UBND huyện Cần Giờ phải kiểm soát triệt để nguồn lây từ bên ngoài, chủ động huy động các nguồn lực sẵn có tại địa phương để chăm lo các em có hoàn cảnh khó khăn (phương tiện học tập, việc đi lại, nơi ở, đường truyền mạng Internet...).
Trên cơ sở thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp, huyện Cần Giờ rút kinh nghiệm và tiếp tục mở rộng đối với các xã, thị trấn còn lại của huyện.
Ngoài ra, UBND TP đề nghị Sở GD-ĐT và Sở Y tế vừa hướng dẫn các đơn vị vừa rút kinh nghiệm để có đánh giá và cơ sở đề xuất từng bước mở cửa lại trường học đối với các địa bàn đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Hải Phòng lại hướng dẫn mới về cách ly, vẫn chặt hơn quy định chung
Hải Phòng đã sửa quy định nhưng một số điểm vẫn "gắt" - Ảnh: TIẾN THẮNG
UBND TP Hải Phòng vừa có hướng dẫn cập nhật mới quy định về cách ly người từ địa phương khác đến Hải Phòng. Theo đó, so với quy định của Bộ Y tế Hải Phòng yêu cầu chặt hơn: người từ vùng vàng đã tiêm đủ vắc xin đến Hải Phòng vẫn phải cách ly tại nhà 7 ngày, từ vùng cam, đỏ đã tiêm đủ vắc xin phải cách ly tập trung 7 ngày.
Trong khi Bộ Y tế hướng dẫn đi từ địa phương nguy cơ cao nếu đã tiêm đủ vắc xin chỉ phải theo dõi sức khoẻ tại nhà.
TTO - Do dịch COVID-19, nhiều tỉnh thành áp dụng chỉ thị 16 khiến nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ phải tạm ngừng hoạt động. Lúc này, chi phí thuê mặt bằng, nhân công… trở thành gánh nặng của doanh nghiệp, dẫn tới nhiều tranh chấp phát sinh.
Xem thêm: mth.14724137071011202-meihgn-tex-tset-aig-ial-taos-ar-et-y-ob-01-71-gnas-nit/nv.ertiout