vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân sách đã chi hơn 30 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19, mua vaccine hơn 15 nghìn tỷ

2021-10-18 09:45

Đây là thông tin được công bố trong cuộc họp trực tuyến sáng 17/10 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng chống dịch từ cuối tháng 4/2021 đến nay.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo thông tin, đến nay đã ghi nhận 860.000 ca mắc Covid-19; riêng đợt dịch thứ 4 ghi nhận 858.000 ca mắc và 21.000 ca tử vong. Dịch bệnh hiện đã được ghi nhận tại 62/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Riêng Cao Bằng đến nay chưa ghi nhận ca mắc.

 Ngân sách đã chi hơn 30 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19, mua vaccine hơn 15 nghìn tỷ  - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ban Chỉ đạo Quốc gia cho hay, đợt dịch thứ 4 đã kéo dài hơn 5 tháng, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình.

Báo cáo về nguồn tài chính chống dịch, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, đã huy động nhiều nguồn, trang thiết bị từ nguồn ngân sách Nhà nước, vận động tài trợ, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, Chính phủ các nước.

Trong đó, riêng kinh phí ngân sách Nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch Covid-19 là hơn 30.400 tỷ đồng. Trong số này, các bộ, cơ quan T.Ư đã sử dụng hơn 25.200 tỷ đồng (nhiều nhất là Bộ Y tế 21.188 tỷ đồng, trong đó sử dụng mua vaccine hơn 15.500 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, số tiền hỗ trợ các địa phương trong năm 2021 là 5.154 tỷ đồng (hỗ trợ đặc thù riêng cho một số địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lan rộng: Hải Dương 270 tỷ đồng, TP.HCM 2.000 tỷ đồng, Đồng Nai 500 tỷ đồng, Bình Dương 500 tỷ đồng).

Về vaccine, Việt Nam đã tiếp nhận 92,5 triệu liều và tiêm được hơn 61 triệu liều. Tính đến 16/10, đã có 60,2% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và 24,7% đã tiêm đủ 2 liều.

Dịch bệnh đã tác động rất nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước; đặc biệt làm đình trệ hoạt động sản xuất, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý của nhân dân, nhất là người lao động, cộng đồng doanh nghiệp.

Đặc biệt, dịch bệnh tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn gây quá tải hệ thống y tế và làm tăng các ca tử vong, nhất là tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố khu vực phía nam. Theo báo cáo, do tác động của dịch, tình hình tài chính - ngân sách gặp khó khăn, phải huy động các quỹ dự trữ để chi phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội.

Ban Chỉ đạo Quốc gia cũng nêu rõ tác động nặng nề của dịch trong việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân. Thu nhập, việc làm của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng với 560.000 người mất việc; 4,1 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.

"Tỷ lệ thất nghiệp riêng trong quý 3/2021 là 3,72%, thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 4,39%, cao nhất từ quý 1/2020 đến nay", báo cáo ghi nhận. Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, thời gian tới cần bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết. Việc chống dịch phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc.

Cùng với đó, các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội.

Ban Chỉ đạo kiến nghị triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương chủ động xây dựng và tổ chức lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 trên cơ sở độ bao phủ vaccine, năng lực đáp ứng của hệ thống y tế và diễn biến dịch bệnh tại từng địa phương.

Khi thực hiện phong tỏa để phòng, chống dịch có hiệu quả thì từng bước nới lỏng các yêu cầu phòng, chống dịch với lộ trình cụ thể, khả thi để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm kiểm soát dịch bệnh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Trước mắt, Ban Chỉ đạo đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 128 của Chính phủ để nhanh chóng nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch để phục hồi sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, ổn định đời sống nhân dân, mở cửa trở lại các hoạt động giao thông, giáo dục, dịch vụ...

Ngoài việc phối hợp chặt chẽ trong việc đưa đón người dân về địa phương, các tỉnh, thành cần đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học.

Hà Trần

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.28310048081011202-yt-nihgn-51-noh-eniccav-aum-91-divoc-hcid-gnohc-gnohp-ohc-gnod-yt-nihgn-03-noh-ihc-ad-hcas-nagn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân sách đã chi hơn 30 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19, mua vaccine hơn 15 nghìn tỷ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools