Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) học tại làng nghề - Ảnh: HUY TRẦN
Thực tế cho thấy CTNT hiệu quả thế nào, quá trình thực hiện thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vào vai trò của hiệu trưởng. Nhiều chuyên gia và nhà quản lý đã chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm trong việc xây dựng CTNT tại tọa đàm trực tuyến do Mạng lưới các nhà quản lý giáo dục tổ chức ngày 17-10.
Chưa sẵn sàng
Các nhà trường phổ thông xây dựng CTNT (cách gọi hiện nay là kế hoạch giáo dục nhà trường) căn cứ vào chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT, tầm nhìn, sứ mệnh của trường, điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, đối tượng học sinh.
Nội dung này được Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện từ năm 2013, thể hiện bằng hướng dẫn 791. Đây là "chìa khóa" đầu tiên cho một số nhà trường "thay máu về quản lý chuyên môn". Sau này, Bộ
GD-ĐT có nhiều văn bản khác để phát triển theo hướng này và nó được xem là yếu tố then chốt để các nhà trường triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Nhưng theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, sau gần 10 năm nhiều trường phổ thông vẫn không hiểu được gốc gác của CTNT. Trong khi Bộ GD-ĐT chỉ có thể ban hành chủ trương, ban hành hành lang pháp lý, còn việc triển khai cụ thể như thế nào là nằm trong tay các nhà quản lý ở cấp trường.
Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, khi bà khảo sát về việc xây dựng "tầm nhìn, sứ mệnh" ở 40 trường tại Nghệ An, có những hiệu trưởng xác định "sứ mệnh" rất nhanh chóng nhưng có những hiệu trưởng cho biết đã "bạc đầu để nghĩ" và đi tham vấn nhiều thế hệ các nhà quản lý để đặt ra một "sứ mệnh" đúng cho mục tiêu phát triển.
Tương tự, cũng theo bà Thơ, năm 2018 khi khảo sát ở 30 trường tại Hà Nội về việc chủ động xây dựng CTNT, nhiều trường không quan tâm, thậm chí không bao giờ tiến hành khảo sát tính phù hợp của điều kiện thực tế địa phương để chủ động xây dựng cho phù hợp.
Cần người đứng đầu dám làm, dám chịu
Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) là số ít trường công lập ở bậc THPT bố trí cho học sinh nghỉ ngày thứ bảy (trong điều kiện học sinh học trực tiếp) và có điều kiện tổ chức các hoạt động ở ngoài lớp học. Trao đổi tại buổi tọa đàm, cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường Yên Hòa - khẳng định nhờ thiết kế CTNT nên Trường Yên Hòa làm được nhiều việc tưởng như không làm được.
Việc có thể sắp xếp để học sinh nghỉ ngày thứ bảy và có thêm các hoạt động học tập ngoài lớp học, theo cô Nhiếp, là do chủ động xây dựng được CTNT - điều mà cô Nhiếp đã theo đuổi suốt 8 năm qua, khi làm quản lý ở 2 ngôi trường khác nhau.
"Khi tôi nói trường tôi có thể thu xếp để học sinh nghỉ thứ bảy mà vẫn dạy đủ chương trình quy định, nhiều người đã bảo tôi nói khoác, có người nghi ngờ tôi cắt xén chương trình cơ bản thì mới thực hiện được. Từ nghi ngờ đó, cấp quản lý đã về kiểm tra để xem có sai sót gì không. Khi đó, người đứng đầu trường muốn đổi mới cũng tâm tư. Tôi nói điều đó để thấy để CTNT chạy được, cần quyết tâm, nỗ lực rất nhiều, trong đó có cả việc thuyết phục đội ngũ chuyên môn của mình" - cô Nhiếp chia sẻ.
Cô Nhiếp cho biết thêm: "Chương trình được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng linh hoạt, hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm đươc thời gian thực tế dạy học trên lớp, thực hiện xen kẽ những hình thức dạy học khác nhau giữa các khối lớp. Vì thế chúng tôi có điều kiện sắp xếp để học sinh chỉ phải đi học 6 buổi/tuần, được nghỉ thứ bảy. Trong khi đó các môn học lại triển khai được nhiều hoạt động học tập đa dạng".
Tuy nhiên, cô Nguyễn Thị Nhiếp cũng thừa nhận nếu người đứng đầu nhà trường không quyết liệt và chấp nhận khó khăn, vất vả thì sẽ khó làm. "Sau ba năm tôi mới thực hiện được việc xây dựng "tầm nhìn, sứ mệnh" của trường vì đã có nhà giáo cho rằng "chẳng cần tầm nhìn trường cũng là số 1", suy nghĩ như thế từng rất phổ biến và là cản trở cho những nhà quản lý mong muốn đổi mới.
Phải thuyết phục đội ngũ của mình, đồng thời phải làm sao để "đổi mới" nhưng không chệch ra ngoài những quy định cứng, không bị cấp trên "thổi còi". Đó chính là một phần nguyên nhân khiến nhiều nhà quản lý ngại làm, sợ sai. Giáo viên không phải không muốn đổi mới, sáng tạo mà họ không biết làm thế nào, không biết có được phép làm không. Vì thế, để thực hiện được, người đứng đầu cần dám làm, dám chịu trách nhiệm" - cô Nhiếp nhận xét.
Hợp tác, tích hợp
Xây dựng CTNT trong bối cảnh mới trở thành nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn trường. Các tổ chuyên môn đã tìm thấy cơ hội "hợp tác", "tích hợp" để cùng nhau xây dựng chủ đề học tập liên môn.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn sâu về nội dung, rộng về phạm vi để cùng thiết kế chủ đề dạy học tích hợp liên môn đã tạo điều kiện để mỗi giáo viên bước ra khỏi lĩnh vực riêng của mình. Họ có thể dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng thể về toàn bộ CTNT và hoạt động giáo dục, "trực quan" đóng góp của bộ môn mình phụ trách trong việc xây dựng nên chân dung tổng thể của học sinh.
Cô Nguyễn Thị Thu Anh (hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội)
TTO - Sáng 15-10, Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM trao quyết định bổ nhiệm cho một số cán bộ ở các vị trí chủ chốt.
Xem thêm: mth.5974050181011202-gnourt-ahn-hnirt-gnouhc-auc-noh-hnil/nv.ertiout