vĐồng tin tức tài chính 365

Từ lùm xùm của một số nghệ sĩ, nên làm từ thiện sao đúng luật?

2021-10-18 12:08

Luật sư cho rằng, sau việc một số nghệ sĩ làm từ thiện, công an phải vào cuộc rà soát, xác minh, vì vậy người kêu gọi quyên góp cần có "cách làm" để không vi phạm pháp luật.

Trao đổi với Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Minh Long - Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho hay, pháp luật không cấm người dân làm từ thiện nhưng không phải ai cũng có quyền kêu gọi, tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng.

Theo Điều 5 của Nghị định 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định về các các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ được hướng dẫn bởi Thông tư 72/2008 thì các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cấp ở địa phương; cơ quan thông tin đại chúng hoặc các tổ chức, đơn vị được cấp phép mới có quyền tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ.

Cũng theo khoản 3 Nghị định 64/2008, cá nhân không được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

"Như vậy, các cá nhân không phải đối tượng được kêu gọi, vận động người khác đưa tiền, hàng cho mình đi làm từ thiện", luật sư Long cho hay.

Tuy nhiên, ngoài quyền làm từ thiện bằng tiền của mình, họ vẫn được "nhận ủy quyền" khi cầm tiền, hàng hóa của người khác đi cứu trợ. Ví dụ, một người đi làm từ thiện và người khác biết việc này đã đưa thêm tiền, hàng hóa để ủng hộ, nhờ đưa cho các hoàn cảnh khó khăn.

Đây là trường hợp làm từ thiện của nhiều nghệ sĩ, và sự việc lùm xùm thời gian qua đang được Bộ Công an vào cuộc điều tra xem xét.

Theo Bộ luật Dân sự, họ có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết; chịu trách nhiệm nếu xảy ra sai phạm, thất thoát trong quá trình giao nhận.

Theo ông Long, để không vi phạm pháp luật khi làm từ thiện, người kêu gọi quyên góp từ thiện nên:

Thứ nhất, càng minh bạch càng tốt. Mọi thông tin về tổng số tiền nhận quyên góp (khoản thu) và số tiền làm từ thiện ở các địa phương (khoản chi) nên được công khai và cập nhật thông tin liên tục để mạnh thường quân được biết.

Khi ngưng nhận quyên góp tiền từ thiện nên công khai sao kê tổng số tiền mạnh thường quân gửi vào tài khoản. Trong quá trình từ thiện, với những trường hợp hỗ trợ trực tiếp, không chuyển khoản qua ngân hàng nên có văn bản tài liệu có xác nhận của chính quyền địa phương lưu lại để công khai cho các mạnh thường quân sau khi kết thúc chuyến từ thiện.

Thứ hai, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng (phân loại mức hỗ trợ, tiêu chí hỗ trợ thế nào, chi đúng mục đích, đúng người bị thiệt hại). Trong quá trình phân phát trực tiếp tiền hỗ trợ, người làm từ thiện cần ghi rõ số tiền được trao cho từng người khó khăn kèm địa chỉ, số điện thoại và xin chữ ký xác nhận.

Việc này có thể khiến quy trình mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ giúp cho việc chứng minh khoản chi từ thiện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Thứ ba, báo cáo hoạt động từ thiện với chính quyền địa phương và đề nghị phối hợp để triển khai hỗ trợ được hiệu quả. Chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ rà soát đối tượng đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ, thông báo tới nhân dân, tổ chức địa điểm hỗ trợ và xác nhận cho người đi từ thiện, thuận lợi cho công tác kê khai minh bạch  hoạt động từ thiện.

Xem thêm: odl.787469-taul-gnud-oas-neiht-ut-mal-nen-is-ehgn-os-tom-auc-mux-mul-ut/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ lùm xùm của một số nghệ sĩ, nên làm từ thiện sao đúng luật?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools