Giai đoạn "bình thường mới" đang đến
Ngân hàng đang tung ra hàng loạt ưu đãi nhằm đón đầu nhu cầu vay vốn cuối năm - Ảnh: HDB
TP.HCM và các tỉnh thành khác hiện đã thí điểm mở cửa dần theo nguyên tắc an toàn, bảo vệ các kết quả đã đạt được, dựa trên kế hoạch, chiến lược về y tế, giãn cách xã hội, phục hồi kinh tế, an sinh xã hội. Cả nước trước đó đã chuẩn bị cho ngày trở lại theo chiến lược sống chung với dịch, đưa kinh tế trở lại "đường đua" vốn có.
Theo kế hoạch đã công bố, TP.HCM sẽ từng bước nới lỏng các hoạt động kinh tế theo lộ trình trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ bảo vệ của người dân, căn cứ theo hai trụ cột là tiến độ tiêm vắc xin và an toàn của hệ thống y tế theo từng giai đoạn, địa bàn cụ thể. Các lộ trình cũng được xác định gồm giai đoạn từ 1-10 đến 31-10, giai đoạn từ 1-11 đến 15-1-2022 và giai đoạn sau 15-1-2022.
TP.HCM cũng đã tiến hành các giải pháp hỗ trợ có tính dài hạn về tín dụng, tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi các hoạt động kinh tế.
Sau thời gian đình trệ kinh doanh do giãn cách xã hội, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp đang "rục rịch" trở lại với nhịp hoạt động vốn có. Lúc này, điều cần nhất với họ là lực đẩy hỗ trợ tài chính, đòi hỏi vai trò nhập cuộc của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Giảm lãi suất vay, ưu đãi phí
Thực hiện Nghị quyết 63 của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, 16 ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỉ đồng, áp dụng từ 15-7 đến hết năm 2021.
Tính đến 31-8, nhóm 16 ngân hàng thương mại gồm: Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MB, Bưu Điện Liên Việt, TPBank, VIB, ACB, Seabank, SHB, HDBank, MSB, VPBank, Techcombank, Sacombank (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện việc giảm lãi suất cho vay 8.865 tỉ đồng, đạt 43,01% so với cam kết với Hiệp hội ngân hàng.
Trong đó, đến 30-9, HDBank đã thực hiện giảm lãi suất và phí dịch vụ cho 12.710 khách hàng với tổng dư nợ đã giảm là 40.744 tỉ đồng. Thông qua chính sách giảm lãi suất, HDBank đảm bảo cung ứng vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, góp phần duy trì gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm xuất khẩu…
Cụ thể, HDBank ưu đãi giảm lãi suất cho vay cho khách hàng đang được cơ cấu nợ do dịch COVID-19 theo Thông tư 01 của NHNN và 2 văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư 03 và Thông tư 14; khách hàng thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên; khách hàng thuộc địa bàn phong tỏa, giãn cách theo Chỉ thị 16.
Từ nay đến đến hết ngày 31-12, HDBank tăng gói hỗ trợ doanh nghiệp SME lên 10.000 tỉ đồng. Gói hỗ trợ này được dành cho các khách hàng có nhu cầu vốn lưu động đáp ứng các điều kiện tín dụng chuẩn SME của HDBank với lãi suất giảm sâu, chỉ còn từ 6,2%/năm.
Hàng loạt chương trình ưu đãi
Song song đó từ nay đến 31-3-2022, HDBank triển khai Chương trình "Chung tay tương trợ - Vững bền đi tới" với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6%/năm. Chương trình được HDBank triển khai trên cả nước nhằm mang đến hỗ trợ tài chính kịp thời và tối ưu cho khách hàng.
"Đây là yếu tố chiếm tới khoảng 50% các khó khăn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ, do đó hỗ trợ được vấn đề này là ngân hàng đã phần nào giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực, cầm cự được qua đại dịch cũng như có điều kiện kinh doanh phục hồi ở giai đoạn mở cửa trở lại", một doanh nghiệp cho biết.
Theo đại diện HDBank, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp những ngày nới lỏng giãn cách và từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh trong tâm thế an toàn trước dịch bệnh, không đứt gãy tài chính, HDBank tiếp tục triển khai các dịch vụ đi kèm thúc đẩy tín dụng đến khách hàng như quản lý dòng tiền, cấp UPAS L/C thúc đẩy xuất nhập khẩu, thanh toán nhanh trên eBanking với gói giải pháp số toàn diện...
HDBank cũng tối ưu hóa các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng qua các chương trình như: mở tài khoản doanh nghiệp online (eAccount); cấp tín dụng online 24/7 (eCredit); thực hiện phát hành L/C trực tuyến (eLC) hoặc chuyển tiền đi quốc tế online (eTT); bán ngoại tệ online (eFX), bao thanh toán trực tuyến (eFactoring)… Đây chính là những dịch vụ hỗ trợ giải pháp cho doanh nghiệp, khách hàng vừa thích ứng bối cảnh mới, vừa thích ứng thời kỳ công nghệ số.
Sau nhiều tháng phải đóng cửa, ở nhà vì giãn cách xã hội, các ngân hàng đang nỗ lực vừa tiếp vốn, vừa tiếp sức nhằm tạo , tạo xung lực kép cho nền kinh tế bước vào bình thường mới.
Theo danh sách mới được Tạp chí Forbes Việt Nam công bố, tổng giá trị thương hiệu của 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu đạt 3,95 tỉ USD. Trong đó, HDBank nằm trong Top 8 với giá trị thương hiệu đạt 162 USD, vượt qua nhiều cái tên cùng ngành.
Xem thêm: mth.30871645181011202-iom-gnouht-hnib-nod-et-hnik-nen-ohc-ig-ib-nauhc-gnah-nagn/nv.ertiout