vĐồng tin tức tài chính 365

Ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM giai đoạn 2021-2030

2021-10-20 03:04
Ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM giai đoạn 2021-2030 - Ảnh 1.

Hiện nay đường sắt Bắc - Nam vẫn khai thác tuyến đường khổ 1.000mm xây dựng từ thời Pháp thuộc - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Đó là nội dung đáng chú ý trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt ngày 19-10.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030 khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt đạt 11,8 triệu tấn (chiếm thị phần khoảng 0,27%); khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách (chiếm thị phần khoảng 4,4%).

Về kết cấu hạ tầng sẽ nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM; ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 gồm: 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài khoảng 2.440km; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362km, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545km; tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài khoảng 84km, khổ 1.435mm; tuyến TP.HCM - Cần Thơ đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 174km; tuyến TP.HCM - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray tại cửa khẩu Hoa Lư khổ 1.435mm, dài khoảng 128km; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến sân bay Long Thành chỉ phục vụ hành khách là đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 38km.

Mạng lưới đường sắt quốc gia quy hoạch đến năm 2050 gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354km gồm các tuyến đường sắt hiện có và hoàn thành các tuyến đường sắt mới trên các hành lang trọng yếu; từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn; khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch…

Quy hoạch xác định các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 gồm: 2 đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP.HCM; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; triển khai các tuyến, đoạn tuyến đường sắt mới tăng cường kết nối (ưu tiên xây dựng các tuyến kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, Cái Mép - Thị Vải, đường sắt đầu mối Hà Nội).

Đặt mục tiêu đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Nha Trang -TP.HCMĐặt mục tiêu đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Nha Trang -TP.HCM

TTO - Đó là mục tiêu được đặt ra đến năm 2030 trong dự thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng phê duyệt.

Xem thêm: mth.77594339191011202-0302-1202-naod-iaig-mch-pt-gnart-ahn-hniv-ion-ah-oac-od-cot-tas-gnoud-naod-2-ut-uad-neit-uu/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM giai đoạn 2021-2030”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools