vĐồng tin tức tài chính 365

Các tình huống pháp lý khi công an làm việc với bà Nguyễn Phương Hằng

2021-10-20 13:19

Về việc Bộ Công an mời doanh nhân Nguyễn Phương Hằng lên để làm rõ về tố giác một số nghệ sĩ vi phạm pháp luật trong vấn đề kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, các chuyên gia pháp lý đã nêu ra các tình huống.

Theo Luật sư Nguyễn Minh Long (Công ty Luật TNHH Dragon, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), nhiều người đang sử dụng thuật ngữ rất phổ biến là “tố cáo” (bà Nguyễn Phương Hằng gửi đơn tố cáo nghệ sĩ) nhưng quan trọng là nội dung trong đơn bà Hằng viết như thế nào, vì bà Hằng không phải là mạnh thường quân chuyển tiền cho các nghệ sĩ nên không bị xâm phạm trực tiếp quyền lợi.

Nếu có thì bà Hằng chỉ tố giác về tội phạm (tố giác hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự) để công an vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ.

Nội dung đơn thư của bà Hằng thế nào chỉ cơ quan điều tra mới biết. Do đó, bà Hằng có vi phạm pháp luật hay không thì chỉ có cơ quan điều tra mới có đủ cơ sở để khẳng định.

Việc tiếp nhận nguồn tin (nếu có) thì cơ quan điều tra sẽ xử lý thế nào?

Luật sư Long viện dẫn Điều 147 về thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.

Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.

Chậm nhất là 5 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi; Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

Trong khi đó, luật sư Đặng Xuân Cường (Trưởng ban hình sự Công ty Luật TAT Law Firm, Đoàn Luật sư Hà Nội) có quan điểm, nguồn tin được lấy ở đâu ra (nếu có) bằng hình thức nào, ai cung cấp thì sẽ bàn sau.

Trong trường hợp nếu bà Nguyễn Phương Hằng có nguồn chứng cứ tốt, đủ căn cứ để xử lý, trên cơ sở đó, cơ quan chức năng sẽ ra các quyết định.

Tuy nhiên, trong trường hợp không cung cấp được chứng cứ thì người tố cáo sẽ rất bất lợi, có thể bị xử lý về hành vi vu khống hoặc là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Xem thêm: odl.865569-gnah-gnouhp-neyugn-ab-iov-ceiv-mal-na-gnoc-ihk-yl-pahp-gnouh-hnit-cac/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các tình huống pháp lý khi công an làm việc với bà Nguyễn Phương Hằng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools