vĐồng tin tức tài chính 365

"Cần thêm gói hỗ trợ trị giá 1-2% GDP để phục hồi kinh tế"

2021-10-21 11:48

Theo Tổng cục Thống kê, trong Quý III/2021, GDP giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam thống kê GDP theo quý. Trong đó, khu vực dịch vụ giảm 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng nhẹ 1,04%. 

Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý III/2021 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) xây dựng với sự hỗ trợ của Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam chỉ ra các ngành kinh tế có mức tăng trưởng thấp nhất gồm: vận tải, kho bãi; hoạt động dịch vụ khác; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; dịch vụ lưu trú và ăn uống… Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống là ngành suy giảm mạnh nhất với 54,8%.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao, gồm: y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; thông tin và truyền thông; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ… Trong đó, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt mức tăng trưởng cao nhất với 38,56%. 

Phát biểu tại tọa đàm công bố Báo cáo, PGS.TS Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế vĩ mô, Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định kinh tế Việt Nam suy giảm nghiêm trọng trong Quý III/2021. "Nền kinh tế đang chịu hậu quả nặng nề và phải mất thời gian dài mới có thể hồi phục", ông nói.

"Các chi phí để phát triển kinh tế đều tăng"

Về tình hình doanh nghiệp, theo Cục quản lý doanh nghiệp kinh doanh, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong Quý III/2021 là 36,9 nghìn doanh nghiệp, giảm hơn 50,1% so với cùng kỳ năm trước. "Hàng trăm nghìn doanh nghiệp và hàng triệu lao động đã phải nghỉ việc, tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19", PGS.TS Phạm Thế Anh nói.

Về chi phí sản xuất, theo PGS.TS Phạm Thế Anh: "Bên cạnh nguyên liệu đầu vào, các chi phí liên quan đến kiểm soát dịch bệnh cũng là gánh nặng của các doanh nghiệp vùng có dịch". 

Cụ thể, theo báo cáo của VEPR, tính đến cuối tháng 8/2021, giá hàng hóa nhiên liệu đã tăng 33%; giá xăng dầu tăng 28%; giá nguyên vật liệu nông nghiệp dạng thô tăng 6%; giá hàng hóa phi nhiên liệu tăng 11%... so với đầu năm 2021. Đặc biệt, chi phí vận tải, logistic tăng ở mọi loại hình. 

TS. Lê Đăng Doanh - Chuyên gia Kinh tế cao cấp, lý giải các chi phí tăng là do việc vận tải hàng hóa qua các tỉnh vẫn cần nhiều thủ tục, giấy tờ… Điều này tác động đến tốc độ, chi phí thời gian, tiền bạc của sự phát triển kinh tế. "Các chi phí để duy trì việc phát triển kinh tế đều tăng theo", TS. Lê Đăng Doanh cho hay. 

Kinh tế vĩ mô - 'Cần thêm gói hỗ trợ trị giá 1-2% GDP để phục hồi kinh tế'

PGS Phạm Thế Anh cho biết thêm, các thành phần của tổng cầu đều suy yếu. Cụ thể, doanh thu và dịch vụ tiêu dùng trong Quý III/2021 giảm 28,3%. Trong đó, du lịch lữ hành giảm 94%, dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm hơn 50%, vận tải hành khách giảm 70%, vận tải hàng hóa giảm 30%... "Khách quốc tế đến Việt Nam gần như biến mất", ông nói.

Trong Quý III, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 697,2 tỷ đồng, giảm 9,5%. Trong đó, vốn khu vực nhà nước giảm 20,6%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm 1,4% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có mức giảm mạnh nhất là 20,7%. 

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại 9 tháng đầu năm 2021 thâm hụt 2,55 tỷ USD. Một số đơn hàng bị chuyển ra khỏi Việt Nam do không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. 

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới gần 74% giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng hơn 29%. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc chiếm 33,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. 

Chỉ số lạm phát trung bình của Quý III tăng 2,51%; chỉ số lạm phát trung bình 9 tháng đầu năm 2021 tăng 1,82%. Ông Phạm Thế Anh đánh giá đây là mức tăng thấp trong các năm gần đây, tuy nhiên, giá nguyên, nhiên, vật liệu vẫn tăng ở hầu hết các ngành.

"Sự đứt gãy hàng hóa, nông dân được mùa nhưng không tiêu thị được sản phẩm có thể khiến họ thu hẹp sản xuất, giá thực phẩm có thể tăng cao vào cuối năm", ông nhận định. 

Sự thiếu bền vững của nguồn thu ngân sách

Số thu ngân sách 9 tháng ở mức cao, tuy nhiên số thu ngân sách sụt giảm dần qua các quý: số thu của Quý II chỉ bằng 78% Quý I; Quý III chỉ bằng 85% của Quý II. Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 1.077,4 tỷ đồng, bằng 80,2% dự toán và tăng 9,2%; chi ngân sách Nhà nước đạt 1.030,5 tỷ đồng, bằng 61,1% dự toán, giảm 7,9%. 

Kinh tế vĩ mô - 'Cần thêm gói hỗ trợ trị giá 1-2% GDP để phục hồi kinh tế' (Hình 2).

Theo TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, lý do thu ngân sách vẫn tăng là do các gói hỗ trợ giãn, hoãn giúp doanh nghiệp từ năm 2020 đến Quý I,II/2021 doanh nghiệp mới phải trả lại phần tiền. Trong năm 2021, việc giãn, hoãn mới được ban hành chứ chưa hết thời hạn thực hiện. Ngoài ra, có một số khoản thu bất thường từ giao dịch đất đai, chứng khoán... tăng từ 150-200%. 

"Dù kết quả khả quan nhưng đây là sự thiếu bền vững của việc thu ngân sách Nhà nước", TS Cấn Văn Lực cho hay.

Theo TS, nếu nước ta cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước tốt hơn, ngân sách Nhà nước có thể thu thêm nguồn lực khoảng 40 nghìn tỷ đồng. "Số tiền này có thể bù đắp phần ngân sách chi cho phòng, chống dịch. Tuy nhiên, nước ta chưa làm được", TS nói. 

Lãi suất ngân hàng ghi nhận giảm mạnh trong Quý III, phản ánh trạng thái thanh khoản duy trì dồi dào. Tăng trưởng huy động chỉ đạt 3,13%, chưa bằng một nửa so với các năm trước. Tăng trưởng tín dụng đạt 5,47%, tương đương năm 2020. 

Đặc biệt, tỉ giá VND/USD trong Quý III kết thúc ở mức 23.162 VND/USD. Tỉ giá giảm 1,5% so với đầu năm và khoảng 1,1% kể từ đầu Quý III. 

Theo TS Cấn Văn Lực, tỉ giá bất thường so với năm trước. Thông thường, đồng Việt Nam mất giá 1,2% so với USD. Ông đặt câu hỏi: "Tại sao tình hình kinh tế những tháng đầu năm tương đối xấu mà trị giá đồng Việt Nam lại lên?".

Theo ông, nguyên nhân là do sự cân đối về quan hệ cung - cầu, ngoại tệ nở rộ, dù nhập siêu lớn nhưng kiều hối về Việt Nam ghi nhận tích cực. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh phương thức điều hành tỉ giá, từ việc không niêm yết tỉ giá mua bán giao ngay, ngừng giao dịch ngoại tệ giao ngay, cho đến việc giảm sâu tới 150 đồng đối với giá mua USD kỳ hạn 6 tháng. 

Lạm phát nếu không kiểm soát tốt có thể tăng 3,5%-3,8%

TS Cấn Văn Lực cho biết đến Quý IV/2021, tình hình kinh tế có thể xuất hiện một số rủi ro mới. Cụ thể, có thể xảy ra tình trạng khủng hoảng năng lượng. Do Trung Quốc đang chịu khủng hoảng mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nhiều, chiếm 33,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến sự luân chuyển hàng hóa và khiến GDP tăng trưởng chậm lại 0,1-0,2%.

Khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam gặp khó khăn, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, tăng trưởng kinh tế Quý IV đối mặt với nhiều áp lực. Chuyên gia này đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong cả năm 2021 sẽ dao động ở mức 2,3-2,5%.

Kinh tế vĩ mô - 'Cần thêm gói hỗ trợ trị giá 1-2% GDP để phục hồi kinh tế' (Hình 3).

Rủi ro tiếp theo về khủng hoảng nợ. "Trong bối cảnh dịch được kiểm soát, tình hình kinh tế khôi phục, các doanh nghiệp cần thận trọng bởi lãi suất có thể tăng trở lại", TS Cấn Văn Lực nói. 

TS cũng cho biết mức lạm phát có thể sẽ tăng. Theo ông, giá cá hàng hóa chưa tăng ngay do sức cầu yếu và các chính sách khuyến mại khi kinh tế trở lại. "Dự báo bình quân lạm phát nếu không kiểm soát tốt có thể tăng tới 3,5-3,8%", ông nói. 

"Sức chống đỡ của doanh nghiệp và người dân ở các vùng có dịch bùng phát trong thời gian vừa qua đã tiến tới gần điểm tới hạn. Kết quả này cho thấy chúng ta không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan được nữa",  PGS.TS Phạm Thế Anh cho hay. Nền kinh tế cần được "cởi trói" để hoạt động trở lại. Việc chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam của một vài doanh nghiệp FDI hay sự rời bỏ các trung tâm sản xuất của các lao động chỉ là tạm thời.

Từ đó, PGS.TS Phạm Thế Anh nhận định, nếu không thay đổi tư duy chống dịch, không đảm bảo được sự liên tục của sản xuất và lưu thông hàng hóa dựa trên các biện pháp phòng chống bệnh dịch hợp lý và hiệu quả, rất có thể các vấn đề trên sẽ trở thành lâu dài.

Còn theo TS Cấn Văn Lực, Chính phủ cần có thêm các gói hỗ trợ từ 1-2% GDP, tương đương 80-160 nghìn tỷ. "Nước ta hoàn toàn có đủ dư địa để thực hiện các gói hỗ trợ, kể cả cho phép tăng trưởng tín dụng mở mức độ cao", ông nói.

Xem thêm: lmth.613135a-et-hnik-ioh-cuhp-ed-pdg-2-1-aig-irt-ort-oh-iog-meht-nac/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Cần thêm gói hỗ trợ trị giá 1-2% GDP để phục hồi kinh tế"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools