Ông Nguyễn Văn Hiếu (bên trái) trao nguồn hỗ trợ Cà Mau chống dịch COVID-19 - Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, trong những lúc nguy nan nhất, TP.HCM cũng như TP Thủ Đức nhận được sự tiếp sức của cả nước, trong đó có Cà Mau.
"Những tình cảm tốt đẹp này rất đáng trân trọng, thế nên khi mà số ca nhiễm, số ca tử vong đã giảm sâu, dịch bệnh đã được kiểm soát, cũng là lúc thành phố hỗ trợ, tiếp sức các địa phương đang có dịch tăng cao", ông Hiếu nói.
Chia sẻ về những kinh nghiệm chống dịch, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng - phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức - cho rằng vẫn trên nguyên tắc chiến lược tiêm vắc xin đủ thời gian, đủ mũi. Đội hình y tế phải đủ mạnh, rộng khắp đến từng khu phố, cụm dân cư nhằm kịp thời phát hiện, bóc tách F0 thông qua xét nghiệm, hỗ trợ kịp thời túi an sinh, túi y tế.
Theo ông Phạm Thành Ngại - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, hai địa phương đã có ký kết hợp tác, các ngành cũng đã có ký kết trên từng lĩnh vực. Khi dịch bệnh lắng xuống, sẽ tiến hành sơ kết, đánh giá để mối quan hệ, hợp tác hiệu quả, thiết thực và tích cực hơn trong thời gian tới.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau, đến cuối ngày 20-10, toàn tỉnh có 1.321 F0, trong đó có 717 trường hợp F0 là công dân về tránh dịch hơn nửa tháng qua.
Lo lắng của Cà Mau là tỉ lệ tiêm vắc xin vẫn còn thấp (33% dân số được tiêm 1 mũi; 5,8% tiêm đủ 2 mũi), năng lực thu dung, điều trị COVID-19 hạn chế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực…
TTO - Thông tin được phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải chia sẻ tại họp báo chiều 18-10.
Xem thêm: mth.5572519112011202-91-divoc-hcid-gnohc-uam-ac-ohc-gnod-it-1-ort-oh-mch-pt/nv.ertiout