Dữ liệu cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, cho thấy thị trường lao động tiếp tục hồi phục, mặc dù tình trạng thiếu hụt nhân công có thể khiến tốc độ tuyển dụng ở mức vừa phải trong tháng 10.
Doanh số bán nhà của Mỹ trong tháng 9 cũng tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng, nhưng giá nhà tăng do nguồn cung vẫn eo hẹp đang cản trở đà hồi phục của thị trường nhà đất.
Ronald Simpson, giám đốc điều hành phụ trách phân tích tiền tệ toàn cầu của Action Economics, cho biết: "Đồng đô la giảm giá vào đầu phiên giao dịch, nhưng sau đó đã đảo chiều đi lên nhờ cải thiện tình trạng thất nghiệp và dữ liệu bán nhà có sẵn tốt hơn dự kiến".
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc phiên tăng lên 93,76, tăng 0,17%, từ mức thấp 93,49 lúc đầu phiên. Chỉ số này đã đạt mức cao nhất một năm vào tuần trước, là 94,56, do thị trường đánh cược rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cần tăng lãi suất sớm hơn dự kiến trước đó để dập tắt áp lực giá cả đang gia tăng nóng.
Mức độ biến động của Dollar index năm 2020 và 2021.
Thống đốc Fed, Christopher Waller, ngày 21/10 cho biết ngân hàng trung ương Mỹ nên thu hẹp dần bảng cân đối kế toán trị giá 8 nghìn tỷ đô la trong vài năm tới.
Đồng đô la cũng được hỗ trợ khi lợi suất kho bạc Mỹ 10 năm tăng 4,5 điểm cơ bản, lên 1,683%, cao nhất kể từ ngày 13 tháng 5, do dự đoán lạm phát vẫn gia tăng.
Hai thước đo thị trường quan trọng về lạm phát trong tương lai, dựa trên lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm và kỳ hạn 10 năm, đều tăng trong ngày 21/10, đạt mức cao nhất kể từ 2012.
Steven Ricchiuto, nhà kinh tế trưởng thuộc Mizuho Securities USA cho biết mọi người đều đang lo lắng rằng quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ bắt đầu sớm hơn so với kế hoạch ban đầu, bởi điều đó cho thấy lạm phát đang tăng nóng".
Những lo lắng đó đã át đi việc chứng khoán tăng điểm, do đó USD vẫn mạnh lên, dù chỉ số chứng khoán S&P 500 vọt lên mức cao kỷ lục sau 7 phiên tăng liên tiếp, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu nổi tiếng như Tesla Inc và Microsoft, bất chấp sự giảm giá của cổ phiếu IBM – có tác động lớn chỉ số Dow Jones.
Sau khi đạt mức cao kỷ lục trong ngày vào ngày 20/10, chỉ số Dow Jones chìm trong sắc đỏ trong hầu hết phiên giao dịch 22/10 khi IBM giảm 9,6%.
Chứng khoán Châu Âu phiên vừa qua cũng hồi phục lên mức cao nhất 6 tuần do các nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu của các công ty sản xuất vũ khí, mặc dù cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ sụt giảm.
Các đồng tiền nhạy cảm với rủi ro, bao gồm đồng đô la Australia, quay đầu giảm, bất chấp chứng khoán hồi phục vào cuối ngày.
Đồng đô la Australia, đại diện cho tiền tệ rủi ro, phiên này giảm 0,67% xuống 0,7465 USD, từ mức 0,7547 USD trước đó - mức cao nhất kể từ ngày 6 tháng 7.
Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của Commerzbank, Karen Jones, cho biết sự giảm giá của đồng tiền Australia có khả năng do hoạt động bán chốt lời khi giá đã đạt mức trung bình động trong 55 tuần - 0,7516 đô la.
Đồng đô la New Zealand - đã được tăng giá kể từ khi quốc gia này ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong hơn một thập kỷ - cũng giảm 0,67% xuống 0,77153 đô la vào cuối phiên, sau khi tăng lên 0,7219 đô la gần một ngày trước đó - cao nhất kể từ ngày 8 tháng 6.
So với yen Nhật, đồng bạc xanh giảm 0,34% xuống 113,97. USD đã đạt mức cao nhất 4 năm vào phiên liền trước, là 114,67 JPY.
Đồng bảng Anh giảm 0,29% xuống 1,3785 USD, trong khi euro giảm 0,23% xuống 1,1623 đô la.
Đồng bảng Anh đã tăng khoảng 3% so với đồng đô la kể từ cuối tháng 9, do kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh sắp tăng lãi suất, bất chấp lạm phát tháng 9 của Anh twang lên mức cao.
So với đồng euro, đồng bảng Anh phiên vừa qua giữ vững ở mức 84,25 pence.
Tỷ giá tiền các đồng tiền chủ chốt.
Trên thị trường tiền điện tử, nhu cầu từ nhà đầu tư đã tăng vọt sau khi Quỹ ETF Bitcoin đầu tiên ở Mỹ ra đời.
Trong phiên 21/10, Bitcoin đạt mức cao kỷ lục chưa từng có trong lịch sửa, 67.016 USD, cuối phiên giao dịch giảm 4,35% xuống 63.122,78 USD USD, khi tâm lý phấn khích của các nhà đầu tư dịu đi và họ bắt đầu xem xét kỹ hơn những tác động đến từ quỹ ETF.
Trước đó, lúc đầu phiên, giá Bitcoin có lúc lao dốc 87% xuống còn có 8.200 USD, nhưng chỉ trên sàn giao dịch Binance U.S. Phát ngôn viên của Binance U.S cho biết: "Chúng tôi đang tiếp tục xem xét sự kiện này, nhưng các thương nhân hiểu rằng họ hiện đã sửa lỗi của mình và vấn đề dường như đã được giải quyết".
Các nhà đầu tư đã đặt cược rằng sự ra mắt của quỹ ETF bitcoin - đã được chờ đợi từ lâu - sẽ dẫn đến việc thu hút đầu tư từ lớn hơn vào Bitcoin, kể cả các tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chính điều này đã đẩy Bitcoin tăng vọt, phá vỡ kỷ lục cũ đạt được 6 tháng trước, sau khi quỹ ProShares Bitcoin Strategy ETF lên sàn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của J.P. Morgan đã bày tỏ nghi ngờ về việc giá Bitcoin mạnh chỉ bởi ProShares ETF - giao dịch dưới mã BITO - sẽ kéo dài bao lâu.
Hàng chục ETF bitcoin kỳ hạn tương lai khác có thể sẽ ra mắt trong những tháng tới, với The Valkyrie Bitcoin Strategy ETF sẽ bắt đầu giao dịch vào thứ Sáu dưới mã chứng khoán BTF.
Một số người mua Bitcoin vì dự báo rủi ro về lạm phát gia tăng, thay vì các sản phẩm đầu tư mới.
Giá Bitcoin đang tăng ‘điên cuồng’
Tham khảo: Refinitiv
Xem thêm: nhc.75623447022011202-gnoux-id-uad-yauq-nioctib-gnat-tab-01-22-gnas-dsu/nv.fefac