vĐồng tin tức tài chính 365

Đứt gãy chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ đường dài

2021-10-22 12:08

TPHCM - Dịch bệnh tác động trực tiếp, nhưng hệ lụy là chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, chuỗi cung ứng đứt gãy chính là vấn đề lớn nhất.

Doanh nghiệp tự xoay xở vượt qua

Tác động trực tiếp và rõ ràng nhất của tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng chính là khiến nguồn cung không ổn định, gây mất cân đối cung - cầu dẫn đến giá cả nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí dịch vụ vận tải… gia tăng mạnh. Theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Thương mại Nhất Tinh (TPHCM), cho tới thời điểm này dù doanh nghiệp đã phục hồi được 80% sản xuất nhưng Nhất Tinh vẫn đang loay hoay xoay xở với bài toán về chuỗi cung ứng.

“Chúng tôi đã từng bước khắc phục và vượt qua bằng nhiều cách khác nhau, như trao đổi, đàm phán với khách hàng để đa dạng hóa nguồn cung và xuất xứ nguyên vật liệu, nhà cung cấp. Hiện chúng tôi tạm thời giữ vững mức giá đầu ra để giữ chân khách hàng”, ông Tuấn nói.

Với nhiều doanh nghiệp, mục tiêu chính trong bối cảnh dịch bệnh gây đứt gãy chuỗi cung ứng không phải là lợi nhuận mà ưu tiên phục hồi sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhờ có sự chuẩn bị trước từ tháng 6.2021, Công ty cơ khí Bách Tùng (Bình Dương) đã sắp xếp cho cán bộ, công nhân làm việc “3 tại chỗ” (3T) với các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt.

Ông Nguyễn Bá Tòng - Giám đốc Công ty Bách Tùng - cho biết, cũng từ tháng 6 doanh nghiệp đã tăng cường làm việc với khách hàng để nắm rõ nhu cầu, số lượng đơn đặt hàng, sau đó làm việc với phía các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn cung rồi lên kế hoạch sẵn sàng đáp ứng. Nhờ đó dù trong dịch nhưng doanh nghiệp vẫn hoàn thành kế hoạch doanh thu trước thời hạn.  

Trong tình hình giá xăng dầu thời gian qua liên tục tăng, theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), các doanh nghiệp trong ngành tạm thời chưa bị ảnh hưởng nhiều nhờ có lượng nguyên liệu tồn kho. Nhờ đó, doanh nghiệp của ngành cũng tạm thời chưa tăng giá sản phẩm đầu ra để giữ chân khách hàng, một mặt phải chuẩn bị trước kế hoạch về nguồn cung nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất đến cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Cần hỗ trợ từ nhà nước ở những đứt gãy quá sức chịu đựng

Ông Nguyễn Bá Tòng cho rằng, bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư này là kế hoạch chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.

Bách Tùng là doanh nghiệp Việt chuyên gia công cơ khí cho các công ty quốc tế, bản thân là một mắc xích trong chuỗi cung ứng quốc tế, nhưng cần chuẩn bị được nguồn vật tư, nguyên liệu, máy móc ít nhất  6 tháng thì mới có thể tạm yên tâm là sản xuất được ổn định, bảo đảm cung ứng đúng tiến độ theo hợp đồng với khách hàng quốc tế.

Tuy nhiên, theo vị giám đốc của Công ty Nhất Tinh, việc thu xếp vốn để mua trước lượng lớn nguyên vật liệu và máy móc, linh kiện trong 6 tháng đòi hỏi lượng vốn không nhỏ.

Doanh nghiệp cần sự chủ động đàm phán, thu xếp vốn với ngân hàng, như cần có gói cho vay ưu đãi lãi suất thấp để doanh nghiệp có vốn vay đặt hàng trước nguyên liệu với số lượng lớn nhằm giúp kéo giảm giá xuống, đồng thời có thể đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế rủi ro,

Trong khi đó, học giả Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam - cho biết, ách tắc về cảng biển, xe tải, lao động cảng biển, đặc biệt là giá container tăng mạnh khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chịu chi phí vận tải tăng, kéo theo giá hàng xuất khẩu tăng mạnh làm giảm sức cạnh tranh.

Ông Thành kiến nghị nhà nước nên bù chi phí logistic cho doanh nghiệp xuất khẩu để giữ vững tăng trưởng xuất khẩu đang là mũi nhọn điển hình trong giai đoạn nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh.

- Một trong những giải pháp được GS-TS Nguyễn Thiện Nhân - Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM - đề xuất tại hội thảo phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TPHCM mới đây, là thành phố nên hỗ trợ doanh nghiệp bị phạt hợp đồng do dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến sản xuất.

- “Nếu Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng tập trung giải quyết thông thoáng vấn đề logistic thì có thể lấy lại lợi thế cạnh tranh vốn dĩ nhiều quốc gia khác cũng đang gặp phải”, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.


Xem thêm: odl.831669-iad-gnoud-ort-oh-coun-ahn-nac-peihgn-hnaod-gnu-gnuc-iouhc-yag-tud/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đứt gãy chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ đường dài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools